Multimedia Đọc Báo in

5 thói quen tăng khả năng mắc bệnh cảm cúm ở trẻ em

11:26, 17/02/2014

Ngoài yếu tố thời tiết thay đổi, những thói quen bất lợi cũng dễ làm tăng khả năng mắc bệnh ở trẻ nhỏ. Dưới đây là 5 thói quen gây bất lợi đến sức khỏe thường gặp ở lứa tuổi này.

1. Không rửa tay

Theo Trung tâm Phòng chống cảm cúm thuộc Đại học Cardift (Anh), không chỉ ở người lớn mà trẻ em nếu không giữ vệ sinh, không rửa tay thường xuyên cũng dễ mắc phải bệnh cảm cúm do vi rút, vi trùng gây ra. Ví dụ, những đứa trẻ chơi suốt ngày trên đất, vật nuôi, hoặc tiếp xúc bẩn nhưng lại không rửa tay, dùng tay để tiếp xúc với đồ ăn thức uống sẽ dễ mắc bệnh, nhất là vào dịp dịch bệnh bùng phát, thời thiết chuyển mùa.

Do vậy nên luyện cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi chơi, sau khi tiểu tiện, đại tiện. Nên rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây, rửa kỹ các ngón tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, sau đó lau khô bằng khăn sạch, không nên ngâm tay trong nước mà không kỳ cọ cẩn thận.

2. Không tiêm phòng vắc xin đầy đủ
Rất nhiều trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên không được tiêm phòng vắc xin nên dễ mắc các loại bệnh thường gặp. Tuy không hề có vắc xin phòng cảm lạnh nhưng tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định sẽ giúp trẻ phòng được nhiều bệnh nan y, trong đó có  bệnh cúm và cảm lạnh.

3. Ho, hắt hơi không che miệng

Do còn quá nhỏ nên trẻ không có được thói quen này vì vậy các bậc cha mẹ nên hướng dẫn,  dạy cho trẻ khi ho, hắt hơi nên dùng khăn, giấy lau hoặc khuỷu tay áo để che miệng. Ngoài ra, không nên cho trẻ tiếp xúc những người đang mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt là nhóm hay ho, hắt hơi. Khi đã bị cảm cúm, nếu nặng, nên cho trẻ ở nhà, nghỉ học hoặc không tiếp xúc nơi đông người.

4. Cắn móng tay, mút ngón tay
Rất nhiều trẻ nhỏ duy trì thói quen này nhưng không được cha mẹ khuyên bảo nên dễ mắc bệnh cảm cúm khi giao mùa. Vì vậy, ngoài việc duy trì thói quen rửa tay, phụ huynh nên dạy trẻ không được cắn, mút ngón tay ngay từ khi còn bé, nếu để lâu dễ tạo thói quen khó sửa.

5. Dùng chung đồ vật với người khác
Không nên để trẻ dùng chung đồ vật với người khác như: đồ dùng ăn thức uống, khăn mặt, bàn chải, bát đĩa, đồ dùng học tập hay các vật dụng cá nhân. Để hạn chế mắc bệnh nên dạy trẻ thói quen dùng riêng đồ vật, cách giữ vệ sinh những đồ vật này và tuyệt đối không được dùng chung đồ vật với người khác trong thời gian dịch cúm đang bùng phát... Tất cả những công việc này tuy nhỏ nhưng kiên trì sẽ mang lại kết quả, tạo ra thói quen  tốt cho trẻ ngay từ khi còn bé.

Khắc Nam (Theo IV-2/2014)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.