Multimedia Đọc Báo in

Yếu tố dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trẻ tự kỷ

16:45, 11/04/2014

Bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ, hay rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) là một rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển tự nhiên của con người. Để điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ có nhiều liệu pháp, trong đó có liệu pháp dinh dưỡng.

Một trong những giải pháp phát huy tác dụng điều trị đối với nhóm trẻ tự kỷ là dùng liệu pháp dinh dưỡng có tên Gluten-Free, Casein-Free Diet (GFCF). Thực chất của liệu pháp này là dùng thực đơn không có gluten và casein. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và thực phẩm đã qua chế biến. Casein cũng là một protein tự nhiên được tìm thấy trong các thực phẩm từ sữa như: sữa, sữa chua, phô mai và nhiều thực phẩm khác.

Rất nhiều nghiên cứu về bệnh tự kỷ và dinh dưỡng phát hiện thấy gluten và casein ảnh hưởng rất lớn đến các triệu chứng của căn bệnh này. Phần lớn, cơ thể của trẻ tự kỷ không có khả năng “bẻ gãy” các protein trong gluten và casein. Các protein chưa tiêu hóa này không thể thâm nhập vào bên trong tế bào não và liên kết với các thụ thể opioid, cuối cùng tạo ra một số hành vi bất thường.

Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện hệ thống tiêu hóa ở trẻ mắc chứng tự kỷ có các khoảng trống ở giữa các tế bào đường ruột. Hiện tượng này ảnh hưởng đến các tế bào protein, thay vì được ruột hấp thụ, chúng lại vượt qua khoảng không nói trên và đưa thẳng vào máu, gây nên hiện tượng "rò rỉ đường ruột".

Một chế độ ăn không có gluten và casein được sử dụng cho nhóm trẻ mắc bệnh tự kỷ có tác dụng cải thiện các triệu chứng hành vi cho trẻ, vì vậy chế độ ăn uống GFCF được xem là một phần không thể thiếu trong phác đồ chăm sóc nhóm trẻ mắc bệnh tự kỷ. Tuy có nhiều lợi thế nhưng việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn GFCF cũng cần phải có sự kiên trì bởi gluten và casein có  trong rất nhiều thực phẩm dùng cho trẻ em như: bánh  pizza, sữa, sôcôla, thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh... Vì vậy các bậc phụ huynh cần lên danh sách, lập kế hoạch cụ thể cho từng bữa ăn.

Một số chú ý khi áp dùng liệu pháp GFCF

Một khi liệu pháp GFCF đạt kết quả, các bậc phụ huynh nên quan sát hành vi ở trẻ, cần phối hợp với bác sĩ và thực hiện đúng những khuyến cáo của giới chuyên môn; trong đó đặc biệt chú ý các tình trạng:

- Trẻ bị bệnh loét dạ dày: Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm kháng thể máu. Khi làm xét nghiệm này là lúc trẻ đang dùng thức ăn có chứa các protein gluten để chứng tỏ các kháng thể sẽ có mặt trong máu khi làm xét nghiệm.

- Trẻ bị dị ứng thực phẩm: Lạc, cá, sò, ốc, trứng, đậu nành, lúa mì và sữa là 8 loại thực phẩm chính gây ra hơn 90% ca dị ứng thực phẩm.

-  Trẻ mắc chứng không dung nạp đường lactose: Lactose là một loại đường được tìm thấy trong các sản phẩm sữa. Những người mắc chứng không dung nạp lactose là do thiếu enzym để tiêu hóa loại đường này, phát sinh hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng và làm cho bệnh tự kỷ thêm trầm trọng.

Khắc Hùng (Theo NST- 3/2014)


Ý kiến bạn đọc