Multimedia Đọc Báo in

Rượu và bệnh tiểu đường – một số vấn đề cần biết

08:03, 12/07/2015
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), tiểu đường hay đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm tác dụng nên làm cho lượng đường trong máu luôn cao. Nếu mắc bệnh, không kiêng khem hợp lý, đặc biệt là lạm dụng rượu sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng, gia tăng biến chứng và các loại bệnh hiểm nghèo.

Tác hại của rượu ở người mắc bệnh tiểu đường

-Tổn thương thần kinh ở chân tay: Rượu có thể gây tổn thương các tế bào thần kinh, kể cả khi uống ít hay điều độ (nhất là nhóm người có bệnh về thần kinh), làm tăng cơn đau, tê, ngứa ran… Đối với bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng về mắt, mắc bệnh cao huyết áp nếu uống nhiều rượu (3 bữa ngày trở lên) có thể làm cho tình trạng tồi tệ thêm. Ngoài ra, rượu còn làm tăng lượng triglycerides trong máu, vì vậy giới chuyên môn khuyến cáo, nếu người bị bệnh tiểu đường, có hàm lượng triglycerides trong máu cao nên kiêng rượu.

-Làm hạ đường huyết: Khi đang dùng thuốc hoặc tiêm insulin, nếu uống rượu có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Do đó ADA khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường không nên uống rượu lúc đói để tránh của hạ đường huyết, chỉ uống sau ăn hay đã ăn lót dạ; bên cạnh đó nên kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ và nếu cần có thể ăn nhẹ để tránh tụt đường huyết trong khi ngủ.

Cách sử dụng rượu bia phù hợp khi bị tiểu đường

Theo ADA, bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu nên hỏi bác sĩ nếu muốn uống rượu. Đối với nhóm đang dùng thuốc, nên hạn chế rượu ở ngưỡng “1 bữa” đối với phụ nữ và “2 bữa”  đối với nam giới. “Một bữa” ở đây tương đương một cốc bia 12 oz (340 g), 5 oz ly rượu vang (142 g),  hoặc 1 ½ oz  (141g) rượu kiểu như vodka, rượu whisky, gin…

Luyện tập thể thao có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, vì gan lấy glucose từ máu đưa đến cho cơ bắp, do đó không nên uống rượu ngay sau khi luyện tập. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên duy trì chế độ ăn uống và luyện tập thể thao hợp lý, chứ không nên chỉ lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc; riêng việc lạm dụng rượu bia đều gây hại cho cơ thể.

Lối sống và chế độ ăn uống hợp lý khi mắc bệnh tiểu đường

Theo ADA, người mắc bệnh tiểu đường cần có lối sống và chế độ ăn uống thỏa mãn các tiêu chí sau:

-Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, khoáng chất và nước với khối lượng, tỷ lệ hợp lý mỗi ngày.

-Không làm tăng đường huyết quá nhiều sau bữa ăn.

-Không làm hạ đường máu trong thời gian cách xa bữa ăn.

-Duy trì cuộc sống vận động, năng hoạt động thể chất; tránh xa cuộc sống tĩnh tại, nằm nhiều, ngồi nhiều.

-Duy trì trọng lượng cơ thể  hợp lý bằng ăn uống và luyện tập.

-Không làm tăng thêm các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận...

-Áp dụng cách thức ăn uống phù hợp, khoa học, cân bằng và đủ chất theo văn hóa ẩm thực, tập tục của địa phương, dân tộc và gia đình.

-Chế độ ăn uống nên đơn giản, không quá đắt tiền.

-Không nên thay đổi quá nhanh về chất và lượng của các bữa ăn.

-Không nên lạm dụng rượu bia, không được uống rượu khi đói để tránh tụt đường huyết.

-Nên tránh xa thuốc kích thích, thuốc lá… và duy trì cuộc sống vui khỏe, hạn chế căng thẳng.

Khắc Hùng

(Theo Net/DO- 6/2015)


Ý kiến bạn đọc


(Infographic) Thư kêu gọi ủng hộ nhân dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk vừa có Thư kêu gọi toàn thể Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài tỉnh đóng góp, ủng hộ, chia sẻ với nhân dân các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.