Bước đột phá trong phát triển mô phổi và thiết bị phổi nhân tạo
Hai nhóm nhà khoa học Mỹ vừa đạt được một bước tiến quan trọng trong việc phát triển mô phổi và thiết bị phổi nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Đây là một thành công tuyệt vời, mở đường cho việc cấy ghép phổi trong tương lai hoặc để thử nghiệm một loại tân dược. Cả 2 nghiên cứu này cùng được công bố trên tờ "Science Express" số ra ngày 24-6.
Thiết bị "alveoli", có kích thước như một hạt đậu, có chức năng như một túi khí của phổi |
Phát biểu với báo chí, Tiến sỹ Nicklasson của trường Đại học Yale cho biết, ông và các đồng nghiệp đã thành công bước đầu trong việc chế tạo các mô phổi (lung tissue) có khả năng trao đổi khí (oxi và CO2) và đây chính là chức năng chủ chốt của các lá phổi. Phát triển này được coi là một bước tiến đột phá trong việc nuôi cấy mô phục vụ cho việc cấy ghép phổi trong tương lai thay cho phương pháp thay thế phổi như hiện nay.
Ở thời điểm hiện tại, cách duy nhất để thay thế mô phổi bị tổn thương là tiến hành cấy ghép, tuy nhiên phương pháp này chỉ có tỉ lệ thành công cao nhất là 20% và tuổi thọ chỉ kéo dài 10 năm do sự đào thải của các cơ quan khác trong cơ thể và tỉ lệ nhiễm trùng cao. Trong khi đó, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard cho biết, họ đã phát triển được một thiết bị phổi từ mô phổi của người kết hợp với các chất nhân tạo, có khả năng hoạt động như những cơ quan tự nhiên của con người. Thiết bị này tên là "alveoli", có kích thước như một hạt đậu, có chức năng như một túi khí của phổi và cũng có chức năng vận chuyển ôxi từ phổi thông qua một màng mỏng đến máu. Đây là bước đi đầu tiên tiến tới chế tạo được những lá phổi trọn vẹn cho động vật và tiến tới là cho con người.
Theo VOV
Ý kiến bạn đọc