Multimedia Đọc Báo in

Kiểm soát chất nghi ngờ gây ung thư trong dược, mỹ phẩm

16:30, 26/05/2011

Trước thông tin chất Parabens - một loại hóa chất tổng hợp có chứa trong một số dược, mỹ phẩm nghi ngờ có thể gây ung thư vú và vô sinh ở nam giới, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đang liên hệ với cơ quan quản lý dược, mỹ phẩm châu Âu để có thông tin chính thức, sau đó sẽ đưa ra khuyến cáo với người tiêu dùng.

Theo Cục Quản lý Dược, chất Paraben có trong 400 loại dược mỹ phẩm là chất kháng khuẩn và kháng nấm, được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn (do nấm hoặc vi khuẩn) và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu quả thuốc, mỹ phẩm. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới, hiện Parabens vẫn là chất được phép sử dụng trong một số dược và mỹ phẩm nhưng với hàm lượng được kiểm soát, khống chế ở mức 0,4% trong mỹ phẩm. Theo đó, các mỹ phẩm công bố chất lượng sản phẩm đều phải cam kết bảo đảm chất lượng với các thành phần phải ở ngưỡng an toàn.

Các cơ sở kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm phải được cung cấp thông tin liên quan đến các dẫn xuất Paraben. Ảnh: K.O

Sau khi thông tin này được đăng tải trên tờ báo Le Monde (một tờ báo mạng của Pháp, Cơ quan Quản lý Dược của Pháp (Afssaps) đã chủ động triệu tập một nhóm chuyên gia tập trung nghiên cứu về các dẫn xuất Paraben có trong các sản phẩm có liều sử dụng hàng ngày lớn, được tiêu thụ nhiều và đặc biệt là được sử dụng cho trẻ em, khuyến khích họ nhanh chóng thiết lập nghiên cứu để xem xét về nguy cơ đối với khả năng sinh sản sau này của nam giới. Các nước khác trong liên minh châu Âu và tổ chức dược phẩm châu Âu đang chờ kết quả nghiên cứu này để đưa ra quyết định tiếp theo. Còn tại Mỹ, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã có thông báo liên quan đến Paraben năm 2007. FDA cho rằng, chưa có bằng chứng về việc mỹ phẩm có chứa Paraben có thể gây hại cho người tiêu dùng, đồng thời vẫn tiếp tục đánh giá các dữ liệu mới về nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Đứng trước tình hình này, trước mắt Cục quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm trên địa bàn biết thông tin liên quan đến các dẫn xuất Paraben đã được nêu ở trên. Đồng thời đề nghị Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, thu thập, cung cấp các thông tin, dữ liệu nghiên cứu lâm sàng có liên quan đến Paraben; gửi về Cục Quản lý dược để xem xét, đánh giá.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các nhà sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm chủ động nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất, dạng bào chế để giảm thiểu nồng độ paraben trong sản phẩm hoặc ưu tiên sử dụng các phương pháp bảo quản vật lý và không hóa học (cải tiến bao bì) nhằm hạn chế sử dụng chất bảo quản hoá học.

K.O (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.