06:24, 24/09/2011
Tìm thấy gen gây bất động chân cẳng
Hội chứng bất động chân cẳng hay gọi tắt là RLS (Restless Legs Syndrome) là căn bệnh thần kinh thường gặp ở nhóm người trung cao tuổi, gây khó chịu, làm tê chân cẳng và gây mất cảm giác, thường xuất hiện vào ban đêm do ngồi nhiều, nằm nhiều và đến nay điều trị mới chỉ tập trung vào việc tăng cường vận động.
|
|
Các chuyên gia ở Viện Gen người (Mỹ) và ĐH bách khoa Munich (Thụy Sĩ) vừa kết thúc nghiên cứu dài kỳ và tìm thấy gen TOX3 , thủ phạm làm gia tăng bệnh RLS. Theo giáo sư Juliane Winkelmann, người đứng đầu nhóm đề tài thì sau khi nghiên cứu ở 4.867 bệnh nhân RLS và 7.280 người khỏe mạnh đối chứng, đặc biệt là phân tích các biến thể di truyền (SNP) có trong hệ gen, các nhà khoa học phát hiện thấy hai khu vực gen được xem là nơi phát sinh căn bệnh RLS, đặc biệt là tìm thấy gen TOX3 có trong một vùng điều tiết các hoạt động của não. Tiếp tục nghiên cứu sâu thêm, các nhà khoa học còn phát hiện thấy một khi protein TOX3 tăng thì các tế bào thần kinh sẽ ít bị thoái hóa. Mặc dù cơ chế chính xác về mối liên quan giữa gen TOX3 với bệnh RLS các nhà khoa học chưa hiểu rõ nhưng nó lại là phát hiện vô cùng quan trọng giúp con người hiểu được cơ chế gây bệnh bất động chân cẳng, mở đường cho việc ra đời những loại thuốc mới có tác dụng trị bệnh tốt hơn. Kết quả nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Plos Genetics số ra ngày 14-7-2011.
Liệu pháp trị ung thư từ lạc đà
Trên tạp chí Journal of Centroll Release của Mỹ số ra tháng 7-2011 đăng tải một nghiên cứu mới của các chuyên gia ở ĐH Copenhagen (Đan Mạch) tìm ra liệu pháp trị ung thư rất độc đáo từ lạc đà. Đặc biệt, phát hiện thấy các nanobodies do cơ thể lạc đà sản xuất có chứa các thành phần rất đặc biệt, có thể chế biến những loại thuốc mới để trị bệnh ung thư trong tương lai. Nanobodies là các kháng thể chuỗi nặng (heavy-chain antibodies), có thể đảm nhận vai trò giống như các protein chữa bệnh. Một trong những lợi thế lớn nhất của nanobodies là có thể liên kết dễ dàng với các protein khác và vào các hạt nano bằng quá trình liên kết hóa chất cực kỳ đơn giản.
|
|
Khám phá lợi thế này của nanobodies của lạc đà, các nhà khoa học đã tạo được các hệ thống hạt nano có kích thước siêu nhỏ, dưới 150 nm (1nm= 1 phần triệu mm), được trang trí các nanobodies để biểu đạt các đặc tính đặc trưng của chất tạo ung thư Mucin-1, thường thấy trong bệnh ung thư vú và ung thư kết tràng. Theo giáo sư Moein Moghimi, Chủ nhiệm đề tài, với việc khám phá ra các nanobodies trong cơ thể lạc đà, hy vọng trong tương lai con người sẽ tạo ra liệu pháp chữa ung thư bằng gen, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các loại thuốc nanmedicine, không gây hại cho cơ thể người bệnh. So với các loại thuốc đi từ protein, nanobodies có kích thước cực nhỏ, nhỏ gấp 10 lần so với một kháng thể nguyên vẹn, vừa nhạy nhiệt, nhạy với sự thay đổi hàm lượng pH lại dễ dàng liên kết với các protein khác nên rất thuận lợi cho việc liên kết tấn công các tế bào ung thư. Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm một nanobody Mucin-1 cho liên kết với một hạt nanoparticles chế tạo từ polymers mang theo một gen diệt bệnh có tên là truncated- Bid khi được kích hoạt, gen này gây kích hoạt các tế bào ung thư để tự nó diệt vong. Phương pháp điều trị trên không gây độc cho các mô cũng như tế bào khỏe mạnh xung quanh và được xem là phương pháp điều trị ung thư đầy hứa hẹn trong tương lai.
Khắc Nam
(Theo
SD
-7-2011)
Ý kiến bạn đọc