Multimedia Đọc Báo in

Một số bài thuốc dân gian

22:07, 19/01/2013

Dân gian có nhiều cách chữa nạn đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Thuốc thường dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng.

1.Chữa ong đốt: Dùng bông hoặc giẻ sạch tẩm một trong những dung dịch như: nước chanh tươi, nước xà phòng, nước vôi, giấm để rửa vết thương vài lần. Ong mật thường để lại ngòi nên cần lấy ngòi ong ra khỏi vết cắn.

Thuốc đắp: Gừng già giã nhuyễn đặt nơi vết thương. Có thể dùng bột tỏi dịt nơi ong châm, hoặc lấy lá quất hồng bì giã với vài hạt muối, đặt vào vết thương.

Thuốc uống: hãm gừng (5gr) cho uống hoặc giã một tép tỏi hòa chút rượu mà dùng.

Chú ý: nếu là ong vò vẽ đốt thì sau khi sơ cứu như trên phải cho nạn nhân tới bệnh viện để tiếp tục chữa.

2.Kiến cắn: Trong nọc kiến có axít làm đau nhức, ngứa. Dùng nước xà phòng hoặc nước vôi rửa vết thương sẽ trung hòa a xít làm giảm và hết đau nhức. Có thể lấy lá quất hồng bì giã nhuyễn với vài hạt muối để dịt vết kiến cắn.

3.Muỗi đốt: Chỗ muỗi đốt nổi sưng quầng đỏ rất ngứa và buốt. Mỗi đòn sóc (anophen) đốt thường gây sốt rét, muỗi vằn (muỗi khoang) đốt gây sốt xuất huyết. Dùng hành giã nhỏ đắp nơi vết muỗi đốt. Nếu không, lấy nước gừng hoặc nước cốt trầu cũng được. Hoặc có thể lấy ngay nước bọt (nước miếng) bôi vào vết thương, nhất là đối với trẻ còn nhỏ. Dùng nước tỏi ngâm rượu chấm vết thương cũng thấy có kết quả!

4.Bị vắt cắn: Mặc dù có trường hợp phải cắt con vắt mới gỡ ra được song thường thì dùng nước vôi chấm vào đầu vắt nó sẽ nhả ra. Chỗ vắt cắn thường ngứa, đau, đôi khi bị lở loét. Lấy măng tre (phần mềm, non, chưa xơ hóa thành tre) xát vào nơi vết thương (loại càng đắng càng tốt). Bột nghệ vàng còn tươi, lá trầu không giã đắp nơi vết cắn.

5.Bị độc bởi nhựa (mủ) xoài: Nhựa xoài dây vào cơ thể sẽ làm sưng thành từng mảng rất ngứa, làm lở loét. Rửa vết thương bằng nước xà phòng. Lấy lá xoài khô, đốt, tán bột hòa dầu dừa mà bôi.

Phạm Duy (Hội Đông y Buôn Đôn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.