Multimedia Đọc Báo in

10 sự kiện tiên phong trong y học hiện đại

10:57, 26/08/2013

Lịch sử y học hiện đại đã chứng kiến nhiều thành tựu làm thay đổi cuộc sống, giúp con người tránh được nhiều loại bệnh nan y. 10 sự kiện dưới đây được xem là những mốc lịch sử "đầu tiên và quan trọng" trong lĩnh vực y học thế giới.

1. Cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên

Thử nghiệm lâm sàng được xếp vị trí thứ nhất trong 10 sự kiện "đầu tiên và quan trọng". Đây là thử nghiệm lâm sàng về thuốc, một hoạt động nghiên cứu có hệ thống trên người nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng nhận biết và phát hiện ra các phản ứng bất lợi, nghiên cứu sự hấp thụ phân bố và chuyển hóa cũng như thải trừ của thuốc nhằm mục tiêu chứng minh sự an toàn và hiệu quả của thuốc thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên được thực hiện trên một con tàu với sự tham gia của 12 thủy thủ bị ốm do suy dinh dưỡng, chia thành 6 nhóm mỗi nhóm 2 người và dùng các loại thuốc khác nhau. Một nhóm dùng giấm, một nhóm dùng nước biển và các loại hoa quả khác. Cuối cùng người ta phát hiện thấy hiệu quả nhất là dùng cam và chanh. Đến nay người ta biết rằng bệnh suy dinh dưỡng, còi cọc là do thiếu Vitamin C. Từ đây nó trở thành kim chỉ nam cho ngành y, mặc dù thử nghiệm lâm sàng này hay còn gọi là cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên được thực hiện cách đây tới trên 3 thập kỷ.

2. Ứng dụng dịch tễ học đầu tiên

Dịch tễ học (Epidemiology) có thể hiểu đơn giản là nghiên cứu về bệnh tật trong cộng đồng. Theo đó, các chuyên gia về dịch tễ sẽ quan sát, thống kê để tìm ra những nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp ngăn ngừa dịch bệnh phát triển. Bác sĩ John Snow được xem là cha đẻ của ngành dịch tễ học, người tiên phong đi đầu trong việc sử dụng dịch tễ học. Trong thế kỷ thứ 19, các thuyết hiện hành cho rằng dịch tả và nhiều bệnh nan y khác là do miasmas hay còn gọi là khí độc gây ra. John Snow là người đi đầu tôn trọng đề xuất này, ông cho rằng dịch tả là do nguồn nước ô nhiễm gây ra. Trong đó Snow mô tả nguồn nước thiếu vệ sinh chính là nơi chứa độc tố. Vào thập niên 50 thế kỷ 19, John Snow đã phân tích và tìm ra đây chính là thủ phạm gây dịch tả tại London, Anh năm 1850. Giới học giả hồi đó phản đối quyết liệt quan điểm này, nhưng sau khi nguồn nước được cải thiện thì dịch bệnh giảm mạnh. Năm 1858. Snow qua đời nhưng học thuyết của ông vẫn tiếp tục được tranh cãi mà phải đến nhiều thập kỷ sau mới chính thức được công nhận.

3. Chương trình tiêm chủng đầu tiên

Việc phát minh ra vắc-xin được xem là một phát minh sáng chói và việc tiêm chủng ngừa vắc-xin cũng được xem là một trong những phát minh đầu tiên và quan trọng trong ngành y. Việc chủng ngừa vắc-xin đầu tiên đã cứu được hàng triệu người trên thế giới. Chủng ngừa vắc-xin theo nhóm là số người tham gia phải đạt trên 95% dân số chung của cộng đồng, riêng việc tuyên truyền để đạt được tỷ lệ này là điều cực kỳ khó khăn, vì vậy việc chủng ngừa vắc-xin được xem là bắt buộc đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Năm 1840, tại Anh người ta đã ban hành đạo luật có tên "Luật chủng ngừa vắc-xin" cung cấp dịch vụ vắcxin miễn phí cho người nghèo. Đến năm 1853, việc tiêm phòng cho toàn bộ trẻ em dưới 3 tháng tuổi được xem là bắt buộc, năm 1867 quy định tiêm phòng đậu mùa cho trẻ dưới 14 tháng tuổi là bắt buộc, ai không chấp hành này sẽ bị phạt, thậm chí còn bị bỏ tù. Do sự phản đối của công chúng, năm 1898, đạo luật tiêm phòng vắc-xin ở Anh đã được nới lỏng nhưng do lợi ích quá lớn nên mọi người đã tự nguyện chấp hành.

4. Cuộc phẫu thuật đầu tiên được gây tê

Phải nói ngay rằng phẫu thuật hiện đại có thể làm được mọi thứ nhưng nếu thiếu gây tê thì hiệu quả sẽ suy giảm và gây đau cho người bệnh. Thủ thuật gây tê đầu tiên được ghi nhận dùng trong phẫu thuật là thủ thuật gây tê toàn thân năm 1804 do bác sĩ người Nhật tên là Seishu Hanaoko thực hiện. Hanaoko đã sử dụng một hợp chất chiết xuất từ cây trồng để gây tê cho một phụ nữ 60 tuổi bị bệnh ung thư vú có tên là tsusensan. Đây là hỗn hợp có các thành phần hoạt hóa giúp giảm đau trong thời gian 2-4 giờ và đến nay phương pháp gây tê này vẫn đang được sử dụng. Tuy hỗn hợp nói trên không an toàn tuyệt đối theo quan điểm của y học hiện đại nhưng nó lại có hiệu quả cao, giúp bác sĩ Hanaoko phẫu thuật từng phần. Sau khi bác sĩ Hanaoko qua đời, nguyên lý của ông đã được y học phương Tây áp dụng, cải tiến nên mới có những phương pháp gây tê hiện đại như ngày nay.

5. Những viên thuốc dạng bột đầu tiên

Ngay từ những năm đầu thế kỷ 19 con người đã nỗ lực cho ra đời những viên thuốc có chứa các hoạt chất hóa chất, nhưng nó lại bộc lộ những nhược điểm là dễ hấp thụ ẩm và giảm hiệu quả sử dụng. Khiếm khuyết này cuối cùng đã được khắc phục vào năm 1843 bởi một nghệ nhân người Anh William Brockedon, Brockedon gặp sự cố tương tự khi dùng các loại bút chì graphit. Sau nhiều năm tìm tòi Brockedon đã phát minh ra một chiếc máy ép để nén bột graphit thành những lõi chì, vừa rắn lại không bị hút ẩm. Cuối cùng các hãng dược phẩm cũng áp dụng cách làm trên, mua lại bằng sáng chế của Brockedon để sản xuất máy ép thuốc, giúp con người sản xuất hàng loạt các loại dược phẩm dạng viên mà nó vẫn tồn tại đến ngày nay.

6. Kim truyền dịch đầu tiên

Dịch tả là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử châu Âu thế kỷ 19. Cũng qua đại dịch này mà thúc đẩy con người phát minh ra những phương pháp chữa bệnh mới, nhất là bệnh nhiễm khuẩn như ra đời thuốc kháng sinh là một ví dụ. Đầu thế kỷ 19 việc điều trị bệnh dịch tả mới chủ yếu nhằm vào triệu chứng mà nguyên nhân chính là do mất nước. Thực tế những bệnh nhân bị tử vong là do mất nước nhưng lại không được cung cấp đầy đủ. Người đi tiên phong trong lĩnh vực này là hai bác sĩ Thomas Latta và W.B O'Shaughnessy đã nghiên cứu tìm ra phương pháp tiêm tĩnh mạch. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19, tiền đề cho phương pháp truyền dịch nhỏ giọt, một thủ thuật đơn giản nhưng cứu được nhiều người do mất nước gây ra.

7. Tạp chí y học đầu tiên

Tạp chí y học là những công cụ vô cùng quan trọng để thông báo và chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực y học chung của nhân loại. Một trong những tạp chí y học in giấy lâu đời nhất vẫn còn tồn tại đến ngày nay là tạp chí New England Journal of Medicine của Mỹ,  viết tắt là NEJM, ra đời năm 1812. Đến nay có hàng triệu ấn phẩm của NEJM được xuất bản mỗi năm, rất nhiều trong số này đề cập đến các phát minh quan trọng trong lĩnh vực y học. Trước NEJM, một tạp chí chuyên đề y học của Pháp ra đời năm 1679 và sau 5 năm cũng tại Pháp người ta còn ấn hành một ấn phẩm y học bằng tiếng Anh đầu tiên có tên là Medicina Curisia. Medicina Curisia được phát hành lần đầu ngày 17-6-1684 chuyên cung cấp các hướng dẫn và điều trị chứng đau tai và một câu chuyện nói về cái chết của một người do chuột cắn, đáng tiếc tạp chí này chỉ ra đời đúng hai kỳ.

8. Ca truyền máu gián tiếp đầu tiên

Ca truyền máu gián tiếp đầu tiên trên thế giới là máu của bác sĩ người Bỉ, Albert Hustin năm 1914. Anbert Hustin đã lấy máu của chính mình sau đó pha với Sodium citrate và glucose, đây là những tác nhân chống đông. Vài tháng sau một bác sĩ người Argetina tên là Luis Agote cũng áp dụng phương pháp này, sau đó thủ thuật Citration (xi-trát hóa) cho phép máu hiến tặng lưu giữ lâu được ra đời. Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp đã cứu sống được hàng triệu người mỗi năm và là hành động rất đáng được tôn vinh và tuyên  truyền rộng rãi.

9. Ca khử rung tim đầu tiên

Khử rung tim (Defibrillaion) hay thiết bị khử rung tim là một trong những thành tựu sáng chói trong lĩnh vực y học. Người đầu tiên trên thế giới sử dụng kỹ thuật khử rung tim là bác sĩ phẫu thuật Claude Beek. Năm 1947 kỹ thuật này được Claude Beek thử nghiệm lần đầu ở trên chó, có tác dụng sốc tim, đặc biệt là khi tâm thất (VF) vị rung, một dạng bệnh rối loạn nhịp tim bất thường. Sau đó Beek đã áp dụng kỹ thuật này cho một bệnh nhân 14 tuổi mắc chứng bệnh VF. Kết quả tim của bệnh nhân này được massage khoảng 14 phút trước khi dùng liệu pháp sốc điện tử tiếp. Cuối cùng tạo được nhịp tim bình thường, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.

10. Xe cứu thương được trang bị động cơ đầu tiên

   Chiếc xe cứu thương cơ khí đầu tiên xuất hiện tại Chicago năm 1899 do các giới thương gia tài trợ nghiên cứu chế tạo. Sau đó 1 năm tại New York cũng ra đời những chiếc xe cứu thương chạy bằng động cơ có tốc độ nhanh hơn xe ngựa. Tờ Thời báo New York số ra ngày 11-9-1900 mô tả những chiếc xe cứu thương chạy bằng động cơ có tốc độ 25 dặm giờ (40 km). Đến năm 1905, chiếc xe cứu thương 3 bánh chạy bằng dầu có tên là Pallister đã được đưa vào sử dụng. Bốn năm sau Công ty James Cunningham, Son & Co chuyên sản xuất xe tang của Mỹ đã bắt đầu sản xuất đại trà loại xe cứu thương dùng động cơ đốt trong 4 kỳ, tiền thân của những loại xe cứu thương hiện đại ngày nay.

Khắc Hùng

(Theo Listverse - 5/2013)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.