Xây dựng chiến lược cạnh tranh dựa trên sự độc đáo của doanh nghiệp và sản phẩm
14:26, 30/11/2010
Xây dựng chiến lược cạnh tranh dựa trên sự độc đáo của doanh nghiệp và sản phẩm là nội dung quan trọng mà Giáo sư (GS) Đại học Harvard Michael Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh nêu ra tại Hội thảo Cạnh tranh và chiến lược công ty ngày nay do Trường Doanh nhân PACE tổ chức ngày 29-11 tại Hà Nội.
Thuyết trình về cạnh tranh và chiến lược công ty trước đông đảo doanh nhân dự Hội thảo, GS khẳng định: Không tồn tại bất kỳ một doanh nghiệp hay sản phẩm nào được coi là tốt nhất, vì việc đánh giá phụ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể của các nhóm khách hàng; một doanh nghiệp, một sản phẩm có thể tốt nhất trong mắt khách hàng này, nhưng lại chỉ xếp cuối trong danh sách ưa chuộng của khách hàng khác. Như vậy, nỗ lực để trở thành doanh nghiệp tốt nhất trong lĩnh vực mình đang hoạt động, điều đang được nhiều công ty lầm tưởng là mục tiêu để vươn tới, chắc chắn không có cơ hội thành công. Theo GS, nếu kiên quyết thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ tự đẩy mình vào thế khó và không có lợi cho sự phát triển. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể làm được những điều đúng đắn hơn: trở nên khác biệt. Đây cũng là một trong những mấu chốt quan trọng nhất trong chiến lược cạnh tranh của Michael Porter. Kiên định theo mục tiêu này, các đối thủ cạnh tranh sẽ tránh được nguy cơ đối đầu trực tiếp trong khi cùng có cơ hội để phát triển theo định hướng riêng của mình. Điểm cốt lõi của việc trở nên khác biệt đối với mỗi doanh nghiệp hay nền kinh tế là việc lựa chọn cho mình một phân khúc thị trường, một đối tượng khách hàng nhất định và tập trung đầu tư cho những cơ hội đó. Sai lầm tồi tệ nhất trong chiến lược là tham gia vào cuộc cạnh tranh về cùng một sản phẩm giống nhau. Điều đó sẽ khó đem lại thành công, với bất kỳ ai, và nó cũng không tốt cho khách hàng vì họ không có sự lựa chọn nào khác. "Một khi không tìm ra điểm khác biệt, doanh nghiệp dễ lâm vào thế cạnh tranh trực tiếp với nhau mà nguy hiểm nhất là cạnh tranh về giá. Trong cuộc cạnh tranh này, nếu một bên thắng thì bên kia thua. Cạnh tranh tốt nhất phải là hai bên cùng thắng"- GS Michael Porter nhấn mạnh.
Thuyết trình về cạnh tranh và chiến lược công ty trước đông đảo doanh nhân dự Hội thảo, GS khẳng định: Không tồn tại bất kỳ một doanh nghiệp hay sản phẩm nào được coi là tốt nhất, vì việc đánh giá phụ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể của các nhóm khách hàng; một doanh nghiệp, một sản phẩm có thể tốt nhất trong mắt khách hàng này, nhưng lại chỉ xếp cuối trong danh sách ưa chuộng của khách hàng khác. Như vậy, nỗ lực để trở thành doanh nghiệp tốt nhất trong lĩnh vực mình đang hoạt động, điều đang được nhiều công ty lầm tưởng là mục tiêu để vươn tới, chắc chắn không có cơ hội thành công. Theo GS, nếu kiên quyết thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ tự đẩy mình vào thế khó và không có lợi cho sự phát triển. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể làm được những điều đúng đắn hơn: trở nên khác biệt. Đây cũng là một trong những mấu chốt quan trọng nhất trong chiến lược cạnh tranh của Michael Porter. Kiên định theo mục tiêu này, các đối thủ cạnh tranh sẽ tránh được nguy cơ đối đầu trực tiếp trong khi cùng có cơ hội để phát triển theo định hướng riêng của mình. Điểm cốt lõi của việc trở nên khác biệt đối với mỗi doanh nghiệp hay nền kinh tế là việc lựa chọn cho mình một phân khúc thị trường, một đối tượng khách hàng nhất định và tập trung đầu tư cho những cơ hội đó. Sai lầm tồi tệ nhất trong chiến lược là tham gia vào cuộc cạnh tranh về cùng một sản phẩm giống nhau. Điều đó sẽ khó đem lại thành công, với bất kỳ ai, và nó cũng không tốt cho khách hàng vì họ không có sự lựa chọn nào khác. "Một khi không tìm ra điểm khác biệt, doanh nghiệp dễ lâm vào thế cạnh tranh trực tiếp với nhau mà nguy hiểm nhất là cạnh tranh về giá. Trong cuộc cạnh tranh này, nếu một bên thắng thì bên kia thua. Cạnh tranh tốt nhất phải là hai bên cùng thắng"- GS Michael Porter nhấn mạnh.
Sản xuất bơm chìm, một sản phẩm đặc trưng có lợi thế cạnh tranh cao của Công ty Daphovina (TP Buôn Ma Thuột) |
Cách cạnh tranh tích cực, theo GS Porter, là mỗi doanh nghiệp tìm ra cho mình một vị thế tương đối trong ngành và tập trung cho vị thế đó. Ở một số lĩnh vực, có sự cạnh tranh mà tất cả các bên cùng có lợi, nơi mỗi công ty có một lợi thế khác nhau ở những phân khúc thị trường khác nhau. Đó là sự cạnh tranh giúp mở rộng về giá trị. Câu chuyện này, chính là gốc rễ cho câu chuyện mô hình phát triển của kinh tế Việt Nam. Theo GS, đã đến lúc Việt Nam cần xác định cho mình một mô hình phát triển kinh tế mới, một vị trí xứng đáng trong chuỗi giá trị toàn cầu để làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư, phát triển.
GS cũng lưu ý, cần phân biệt rõ ràng chiến lược với mục tiêu, điểm bắt đầu để thiết lập chiến lược là có mục tiêu tài chính rõ ràng, tạo nên giá trị kinh tế thực sự. Do đó, các công ty cần đặt khả năng sinh lời làm mục tiêu đầu tiên, chứ không phải tăng trưởng, tăng trưởng chỉ nên là mục tiêu thứ hai. Việc phát triển trên quá nhiều ngành nghề, lĩnh vực như một số tập đoàn tại Việt Nam đang làm sẽ gây ra tình trạng thiếu nguồn lực cũng như khả năng quản lý để phát triển tốt tất cả các lĩnh vực đó. Tỷ lệ lợi nhuận, vì thế sẽ không được bảo đảm, dẫn tới thất bại.
Bên lề Hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, với trình độ phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, không dễ để áp dụng quan điểm cạnh tranh như GS Michael Porter gợi ý, tuy nhiên đó là điều phải làm để bảo đảm sự phát triển bền vững. Một vấn đề mà GS nêu ra khá đúng với thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đó là cạnh tranh về giá và đối chọi trực tiếp với nhau mà không chịu khó tìm ra điểm khác biệt.
H.H (
Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc