Multimedia Đọc Báo in

Ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển

19:49, 10/01/2011

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.

Theo đó, sạt lở bờ sông, bở biển (sạt lở) là hiện tượng mất ổn định và chuyển dịch khối đất, đá tự nhiên của bờ sông, suối, bờ biển, đảo do tác động của các yếu tố chấn động địa chất, mưa lớn, dòng chảy, sóng, biến đổi mực nước và các tác động khác. 

Ảnh minh họa. Ảnh: Thúy Hồng

Khi xảy ra sạt lở đặc biệt nguy hiểm và sạt lở nguy hiểm, phải tiến hành sơ tán khẩn cấp người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm (hoặc phải tổ chức ngay việc di dời để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước). Đồng thời tiến hành thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở.

Quy chế cũng đưa ra 02 biện pháp xử lý sạt lở là biện pháp phi công trình và biện pháp công trình. Trong đó, biện pháp công trình bao gồm việc tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; quan trắc, cảnh báo vùng có nguy cơ sạt lở cao; kiểm tra ngăn chặn việc khai thác, xây dựng công trình, sản xuất kinh doanh trái phép, sai phép gây ảnh hưởng hoặc gây sạt lở; trồng cây chắn sóng, trồng cỏ mái bờ sông, bờ biển và nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới xử lý sạt lở.

Biện pháp xây dựng kè phòng, chống sạt lở chỉ được thực hiện trong các trường hợp không thực hiện được biện pháp phi công trình, hoặc có thể thực hiện được nhưng không đảm bảo hiệu quả, hoặc đã thực hiện các giải pháp phi công trình nhưng vẫn xảy ra sạt lở nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng…

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-3-2011.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.