Multimedia Đọc Báo in

Quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

08:47, 08/06/2012

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 85/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, có hiệu lực thi hành từ ngày 10-7-2012.

Cụ thể, về nguồn tài chính của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ ban đầu khi thành lập 100 tỷ đồng và cấp trong 2 năm. Bên cạnh đó, còn có nguồn tài chính uỷ thác (tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, tiền ủy thác của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước...); tài trợ đóng góp tự nguyện của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước; kinh phí các chương trình, dự án có quy định hoàn trả nộp Quỹ; lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã sẽ chi thường xuyên cho công tác quản lý bảo vệ rừng; bồi dưỡng cho những người được huy động để ngăn chặn chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng. Ảnh minh họa: N.X

Đối với Quỹ cấp tỉnh, ngân sách địa phương hỗ trợ ban đầu khi thành lập Quỹ, mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Ngoài ra cũng có các nguồn tài chính khác như nguồn tài chính ủy thác, các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định (đóng góp của các chủ rừng khi còn khai thác, kinh doanh gỗ; đóng góp của cơ sở kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, dịch vụ sinh thái - môi trường rừng...), Quỹ Trung ương hỗ trợ, các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Đối với Quỹ cấp xã, ngân sách địa phương hỗ trợ để đảm bảo chi thường xuyên cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Ngoài ra, còn có nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thuộc thẩm quyền xử phạt của UBND cấp xã; hỗ trợ của các chủ rừng khi khai thác, kinh doanh gỗ, lâm sản; các tổ chức, cá nhân kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái...

Thông tư cũng quy định Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp Trung ương, cấp tỉnh sẽ được chi hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; hỗ trợ trồng cây phân tán...

Còn Quỹ cấp xã sẽ chi thường xuyên cho công tác quản lý bảo vệ rừng; bồi dưỡng cho những người được huy động để ngăn chặn chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng; hỗ trợ cho những người được huy động tham gia ngăn chặn, chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn...

N.X (nguồn Chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.