Multimedia Đọc Báo in

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người làm công việc độc hại, nguy hiểm

10:05, 03/04/2013

 Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại nào thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định như thế nào?

        Nguyễn Thị Lành (xã Ea Đar, Ea Kar)

Trả lời: Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được quy định trong Thông tư liên tịch số 13 ngày 30-5-2012 của Liên Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế như sau:

Điều kiện để được bồi dưỡng bằng hiện vật bao gồm: Người lao động làm việc trong các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐTBXH ban hành (khí hậu, ồn, rung, ánh sáng, áp suất, bức xạ ion, laze, hơi độc, khí độc, bụi độc, hóa chất độc…) đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh.

Theo đó, người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện: Việc xác định các yếu tố quy định phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định tại Thông tư số 19 (ngày 6-6-2011) của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp. Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau: mức 1: 10.000 đồng; mức 2: 15.000 đồng; mức 3: 20.000 đồng và mức 4: 25.000 đồng.

Xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động thực hiện theo quy định. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, vệ sinh; không được trả bằng tiền; không được đưa vào đơn giá tiền lương. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng. Trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với giờ làm thêm…

Tòa soạn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.