Multimedia Đọc Báo in

Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 năm 2014

08:13, 28/02/2014
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét tuyển danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (NGND), Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) lần thứ 13 năm 2014.

-Về đối tượng: Nhà giáo có quyết định nghỉ hưu trong thời gian từ khi kết thúc đợt nhận hồ sơ xét tặng lần thứ 12 (5-6-2012) đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ lần thứ 13 (15-4-2014) vẫn thuộc đối tượng xét tặng; tiêu chuẩn, thành tích xét tặng tính đến thời điểm nhận quyết định nghỉ hưu trở về trước và thực hiện các thủ tục xét tặng tại đơn vị khi nhận quyết định nghỉ hưu. Đối với các trường đại học được nâng cấp từ trường cao đẳng có Quyết định trước thời điểm kết thúc nhận hồ sơ xét tặng (15-4-2014) tối đa là 36 tháng, thì các nhà giáo công tác tại trường được xét theo tiêu chuẩn của giảng viên cao đẳng.

-Về tiêu chuẩn: Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17-2-2012 của Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn về tài năng sư phạm của NGND tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu NGƯT, vì vậy tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGND cao hơn tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGƯT. Một số ngành đào tạo đặc thù, tiêu chuẩn tài năng sư phạm cần được các Bộ, ngành chủ quản thống nhất bằng văn bản với Bộ GD-ĐT trước khi triển khai quá trình xét tặng từ cấp cơ sở. Các hình thức khen thưởng thường niên hoặc danh hiệu thi đua được áp dụng theo đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. Danh hiệu giáo viên giỏi, giảng viên giỏi được tính tương đương với danh hiệu Chiến sĩ thi đua cùng cấp. Sáng kiến kinh nghiệm, chương trình khung và đề án đã được phê duyệt được hiểu là đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của cấp phê duyệt.

-Về Hội đồng: Các nhà giáo có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT không tham gia Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT các cấp. Số lượng thành viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định, phù hợp với cơ cấu và phải có từ 9 thành viên trở lên theo quy định của Thông tư 07, khuyến khích thành lập Hội đồng với số lượng trên 9 thành viên.

-Về quy trình, thủ tục hồ sơ: Danh sách các nhà giáo được đưa vào bỏ phiếu phiên tán thành của Hội đồng cấp huyện hoặc tương đương phải có số phiếu tại phiên họp sơ duyệt đạt từ 80% trở lên; Hội đồng cấp tỉnh và tương đương có số phiếu sơ duyệt đạt từ 90% trở lên. Xác nhận của địa phương nơi nhà giáo cư trú tại mục (11) của Bản khai thành tích cá nhân có thể thay bằng phiếu nhận xét của chính quyền phường, xã nơi cư trú (theo mẫu đính kèm).

Đợt xét tặng lần thứ 13-2014 là đợt xét tặng trước thời điểm Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực (ngày 01-6-2014), vì vậy thời gian nộp hồ sơ cụ thể như sau: Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng đại học và các đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ trước ngày 15-4. Hội đồng cấp Bộ nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước trước ngày 30-4.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.