Multimedia Đọc Báo in

Đầu tư gần 743,7 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo một số xã

08:49, 22/10/2014
UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn
 
a
Người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số làm việc tại HTX Mây tre đan, dệt thổ cẩm Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột)

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo được quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30-01-2011 của Thủ tướng Chính phủ, có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo hạn mức bình quân chung do UBND tỉnh quy định, có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của Nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Theo Đề án, sẽ hỗ trợ đất sản xuất cho 15.896 hộ, trong đó, hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 9.142 hộ, hỗ trợ bằng các giải pháp khác do không còn quỹ đất (hỗ trợ học nghề, mua sắm nông cụ máy móc, xuất khẩu lao động, khoanh nuôi bảo vệ rừng) cho 6.754 hộ; hỗ trợ đất ở cho 4.979 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt (tập trung và phân tán) cho 26.894 hộ; ngoài ra còn tiến hành duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nâng cấp 46 công trình nước sinh hoạt tập trung khác
Tổng nhu cầu vốn theo Đề án là 743.687 triệu đồng; thời gian thực hiện trong 2 năm (2014-2015). Ban Dân tộc là cơ quan được giao trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai và hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Lê Ngọc

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.