Multimedia Đọc Báo in

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ

09:05, 24/10/2014

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 93/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP, ngày 27-6-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.

Theo Nghị định số 93, vi phạm quy định về ứng dụng, phổ biến kết quả hoạt động khoa học và công nghệ sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng thay vì mức 20 triệu đồng như trước đây.

Cụ thể, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với tổ chức là chủ đầu tư dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội sử dụng ngân sách nhà nước có một trong các hành vi: không gửi báo cáo việc sử dụng kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; không tổ chức nghiên cứu để xây dựng căn cứ khoa học trong giai đoạn chuẩn bị, thực hiện đầu tư, giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ phát sinh trong quá trình thực hiện; không thực hiện đúng, đầy đủ kết luận thẩm định về cơ sở khoa học và thẩm định công nghệ theo quy định. Hành vi phổ biến kết quả phân tích, thẩm định, giám định khi chưa được cơ quan nhà nước đặt hàng đồng ý sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân và 6-10 triệu đồng đối với tổ chức. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10-20 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước, có cam kết, có địa chỉ ứng dụng vào sản xuất và đời sống nhưng không trực tiếp hoặc tham gia triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, đời sống. Đối với hành vi ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách Nhà nước vào sản xuất và đời sống, thuộc diện phải thẩm định theo quy định nhưng chưa có sự thẩm định của cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với cá nhân, từ 20-30 triệu đồng đối với tổ chức.

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ xảy ra trước ngày 15-12-2014 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-12-2014.
 

Nguồn chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.