Multimedia Đọc Báo in

Giáo viên dạy nghề tối đa 510 giờ/năm

16:30, 23/03/2017

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10-3-2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp có các nhiệm vụ sau: giảng dạy; coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên; hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp; biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn; nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất…

21
Giờ thực hành nghề điện của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên. Ảnh minh họa

Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ.

Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 8 tuần, của viên chức quản lý có tham gia giảng dạy được quy định là 6 tuần, bao gồm: nghỉ hè, nghỉ Tết, các ngày lễ.

Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng từ 380 đến 450 giờ chuẩn, nhà giáo dạy trình độ trung cấp từ 430 đến 510 giờ chuẩn.

Hiệu trưởng, giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đặc điểm của từng mô-đun, môn học, trình độ của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Yến Ngọc

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.