Chuyện nhà thơ Nguyễn Viết Lãm làm chú rể ở tuổi 80
14:38, 19/07/2010
Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm sinh năm 1919, là một trong hai nhà thơ cao niên nhất Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh (90 tuổi). Ông là bạn của Nhóm thơ Tứ Linh, Qui Nhơn (Bình Định) trước năm 1945 gồm: Bích Khê, Yến Lan, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên...
Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm sinh tại Quảng Ngãi, quê gốc của ông ở Thừa Thiên Huế, hiện sống tại TP. Hải Phòng. Ông từng tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, cách mạng ở Quảng Ngãi, đến năm 1954 tập kết ra Bắc. Từ năm 1957-1960, ông là Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, biên tập viên tạp chí Văn nghệ. Năm 1962, ông chuyển về làm Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Hải Phòng và định cư ở thành phố cảng này cho đến nay. Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm đã xuất bản 19 tập sách, đủ thể loại văn học, trong đó 11 tập thơ. Điều thú vị trong cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Viết Lãm là ông từng làm chú rể ở tuổi 80. Lần ấy, Nguyễn Viết Lãm vận bộ comlê chĩnh chạc khi trao nhẫn cưới cho cô dâu 65 tuổi, bà Phạm Thị Đoan Trang, một tiến sĩ khảo cổ học quê ở Nha Trang, Khánh Hòa. Cuộc hôn nhân này là do mai mối của người con trưởng của nhà thơ là Nguyễn Viết Duệ. Anh Duệ chơi thân với con trai của bà Trang là Nguyễn Anh Thái. Năm 1996, bà Trí mẹ anh Thái, cũng là người vợ đầu của nhà thơ Nguyễn Viết Lãm ốm nặng. Từ Nha Trang, bà Trang đã ra thăm bà Trí tại bệnh viện K. Hà Nội, ngoài lẽ bà Trí là mẹ của bạn con mình còn bởi lý do bà Trí vốn là cô nuôi dạy trẻ ở trường miền Nam số 6 Hà Đông, nơi mà những năm 1960 bà Trang từng dạy học và gửi con ở đó. Bà Trang đã ly hôn chồng từ năm 1991. Khi bà Trí mất, bà Trang gửi thư ra Hải Phòng chia buồn với nhà thơ Nguyễn Viết Lãm, nhà thơ phúc đáp cảm ơn bà Trang. Cuối năm 1998, Nguyễn Viết Lãm vào thăm con trai ở Nha Trang, từ đó, qua thư từ hai người chuyển sang làm thơ tặng nhau.
Từ giao lưu bằng thư, đến thơ, rồi đến hôn nhân. Nhà thơ đã ở tuổi 80, lúc này như hồi xuân, cảm xúc dâng trào, ông làm bài thơ “Giờ thiền” tặng bà Trang có đoạn:
Giờ hẹn đến rồi!
Ta nhập thiền, thầm gọi tên nhau...
Tiếng gọi của tình yêu, cách cảm thần giao
Vòng sóng vô hình nối hai đầu thương nhớ.
Em ơi em, đã đến giờ thiền
Đêm phương Nam giấc mơ hiền như Phật,
Anh dành cho em cả khoảng trời đông Bắc.
Thu trong veo không gợn chút bụi trần,
Khúc sinh ca với đôi cánh thiên thần,
Trìu mến ru em vào giấc ngủ....
Ông đau khổ, thông cảm, chia sẻ những lo toan vất vả của bà trước đây:
Chỉ một phần đời em kể anh nghe
Đủ cho anh những phút giây kinh ngạc.
Sao có thể như thế được
Hàng núi đau thương đổ xuống vai em…
Và như trên đã nói, Nguyễn Viết Lãm đã tục huyền với tiến sĩ Đoan Trang vào năm 1999, khi “chàng” ở tuổi 80 và “nàng” ở tuổi 65.
Hơn 10 năm nay, ông bà sống bên nhau, cùng nhau làm thơ, riêng bà còn sáng tác cả nhạc. Lúc nào bà cũng gần ông như hình với bóng, chăm sóc sức khỏe cho ông và gom nhặt bản thảo của ông để lưu giữ, sử dụng khi cần thiết.
Cả hai vừa là tình yêu vừa là số phận. Trong một bài thơ bà viết về ông có câu:
Lòng vui náo nức như thuở nhỏ
Em tựa vai anh quên tuổi già.
Chắc hiếm có mối tình nào tuổi càng cao sống càng đẹp, đẹp cả tình duyên và tình đời, tình thơ như thi sĩ Nguyễn Viết Lãm và tiến sĩ Đoan Trang?
Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm sinh tại Quảng Ngãi, quê gốc của ông ở Thừa Thiên Huế, hiện sống tại TP. Hải Phòng. Ông từng tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, cách mạng ở Quảng Ngãi, đến năm 1954 tập kết ra Bắc. Từ năm 1957-1960, ông là Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, biên tập viên tạp chí Văn nghệ. Năm 1962, ông chuyển về làm Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Hải Phòng và định cư ở thành phố cảng này cho đến nay. Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm đã xuất bản 19 tập sách, đủ thể loại văn học, trong đó 11 tập thơ. Điều thú vị trong cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Viết Lãm là ông từng làm chú rể ở tuổi 80. Lần ấy, Nguyễn Viết Lãm vận bộ comlê chĩnh chạc khi trao nhẫn cưới cho cô dâu 65 tuổi, bà Phạm Thị Đoan Trang, một tiến sĩ khảo cổ học quê ở Nha Trang, Khánh Hòa. Cuộc hôn nhân này là do mai mối của người con trưởng của nhà thơ là Nguyễn Viết Duệ. Anh Duệ chơi thân với con trai của bà Trang là Nguyễn Anh Thái. Năm 1996, bà Trí mẹ anh Thái, cũng là người vợ đầu của nhà thơ Nguyễn Viết Lãm ốm nặng. Từ Nha Trang, bà Trang đã ra thăm bà Trí tại bệnh viện K. Hà Nội, ngoài lẽ bà Trí là mẹ của bạn con mình còn bởi lý do bà Trí vốn là cô nuôi dạy trẻ ở trường miền Nam số 6 Hà Đông, nơi mà những năm 1960 bà Trang từng dạy học và gửi con ở đó. Bà Trang đã ly hôn chồng từ năm 1991. Khi bà Trí mất, bà Trang gửi thư ra Hải Phòng chia buồn với nhà thơ Nguyễn Viết Lãm, nhà thơ phúc đáp cảm ơn bà Trang. Cuối năm 1998, Nguyễn Viết Lãm vào thăm con trai ở Nha Trang, từ đó, qua thư từ hai người chuyển sang làm thơ tặng nhau.
Từ giao lưu bằng thư, đến thơ, rồi đến hôn nhân. Nhà thơ đã ở tuổi 80, lúc này như hồi xuân, cảm xúc dâng trào, ông làm bài thơ “Giờ thiền” tặng bà Trang có đoạn:
Giờ hẹn đến rồi!
Ta nhập thiền, thầm gọi tên nhau...
Tiếng gọi của tình yêu, cách cảm thần giao
Vòng sóng vô hình nối hai đầu thương nhớ.
Em ơi em, đã đến giờ thiền
Đêm phương Nam giấc mơ hiền như Phật,
Anh dành cho em cả khoảng trời đông Bắc.
Thu trong veo không gợn chút bụi trần,
Khúc sinh ca với đôi cánh thiên thần,
Trìu mến ru em vào giấc ngủ....
Ông đau khổ, thông cảm, chia sẻ những lo toan vất vả của bà trước đây:
Chỉ một phần đời em kể anh nghe
Đủ cho anh những phút giây kinh ngạc.
Sao có thể như thế được
Hàng núi đau thương đổ xuống vai em…
Và như trên đã nói, Nguyễn Viết Lãm đã tục huyền với tiến sĩ Đoan Trang vào năm 1999, khi “chàng” ở tuổi 80 và “nàng” ở tuổi 65.
Hơn 10 năm nay, ông bà sống bên nhau, cùng nhau làm thơ, riêng bà còn sáng tác cả nhạc. Lúc nào bà cũng gần ông như hình với bóng, chăm sóc sức khỏe cho ông và gom nhặt bản thảo của ông để lưu giữ, sử dụng khi cần thiết.
Cả hai vừa là tình yêu vừa là số phận. Trong một bài thơ bà viết về ông có câu:
Lòng vui náo nức như thuở nhỏ
Em tựa vai anh quên tuổi già.
Chắc hiếm có mối tình nào tuổi càng cao sống càng đẹp, đẹp cả tình duyên và tình đời, tình thơ như thi sĩ Nguyễn Viết Lãm và tiến sĩ Đoan Trang?
Lê Hồng Thiện
Ý kiến bạn đọc