Tháng Năm nhớ Bác
Tháng Năm này lại nhớ, nhớ sinh nhật lần thứ 121 của Bác Hồ kính yêu. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là tháng Năm này có một sự kiện chính trị trọng đại là bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Lý thú làm sao khi lần bầu cử này lại tròn 100 năm Bác của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước và tròn 70 năm Bác về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giành độc lập, tự do cho dân tộc, người dân làm chủ vận mệnh của mình, cầm lá phiếu trong tay thực hiện quyền làm chủ.
Tháng Năm càng nhớ Bác khôn nguôi. Tố Hữu đã viết hành trình Theo chân Bác, đây là sự kiện năm 1911:
Lênh đênh bốn biển, một con tàu.
Và đây là sự kiện năm 1941 – sau 30 năm Bác bôn ba hải ngoại:
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
Xin dừng ở thời điểm 1941, đọc lại một số thơ ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh để phần nào cảm nhận “tâm hồn lộng gió thời đại” của vị lãnh tụ thiên tài.
Bài Pắc Pó hùng vĩ được Người sáng tác từ tháng 2-1941:
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lênin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
Bài thơ mỗi câu bảy chữ, riêng câu đầu chỉ có sáu chữ. Câu mở đầu đã gây ấn tượng hùng vĩ của Pắc Pó, có non có nước nhưng không choáng ngợp mà thân thiết. Tầm mắt nhìn bao quát với điệp từ xa xa. Có tới 5 thanh không để câu thơ thêm lan tỏa, mượt mà như tiếng lòng thủ thỉ. Câu thơ tưởng thiếu chữ nhưng có dấu phẩy như nốt lặng của dòng nhạc cho thơ chậm rãi, dồn nén để câu sau cất cánh:
Có non có nước là đủ, là tượng trưng cho núi sông, cho Tổ quốc. Bác đặt tên cho suối, cho núi, đặt niềm tin vào lý tưởng mình theo đuổi là Chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đây, kia thật gần gũi, gắn bó. Suối, núi cũng như người, thiên nhiên hòa quyện với người để cùng Bác làm nhiệm vụ trọng đại mà lịch sử giao phó vô cùng nặng nề và gian khó:
Tiếp theo bài Pắc Pó hùng vĩ, cũng trong tháng 2-1941, Bác còn viết bài Tức cảnh Pắc Pó:
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Nhiều hồi ký cách mạng của những đồng chí sống gần Bác hồi ở Pắc Pó đã kể về giai đoạn gian khổ này. Đọc hồi ký Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được biết Hồ Chủ tịch ở trong hốc núi nhỏ, rất cao và rất sâu trong rừng. Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Một lần sáng dậy, có một con rắn lớn nằm khoanh bên cạnh Người. Có khi Người ở trong một bụi cây, giường nằm là dăm ba cành cây hoặc một mớ lá. Chịu đựng gió sương nhiều, Người bị sốt rét nặng, nhiều lần lên cơn sốt, mặt tái ngắt, chân tay run lập cập. Thuốc men chỉ là mấy nắm lá. Ăn thiếu thốn. Khi có gạo, các đồng chí chắt phần Người một bát nước cơm. Lúc hết gạo, phải ăn cháo bẹ hàng tháng ròng… Hiểu thêm như vậy mới thấy ý chí cách mạng lớn lao và tinh thần lạc quan cao khiết của Người. Thời gian tuần hoàn sáng, tối, nơi ở và làm việc là bờ suối, hang. Ăn thì cháo bẹ, rau măng nhưng chủ động chấp nhận hoàn cảnh vẫn sẵn sàng. Không gian chật hẹp nhưng chí để mười phương. Phương tiện làm việc càng thiếu thốn. Bàn đá chông chênh như cách mạng còn trứng nước, còn dày công gây dựng cho vững vàng. Ở đó Người đã dịch tài liệu lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt làm tài liệu học tập cho cán bộ. Ăn, ở, làm việc như vậy nhưng câu thơ cuối thật hào sảng:
Không phải sang về vật chất với đầy đủ tiện nghi mà sang về tinh thần, gánh trách nhiệm quang vinh, nắm vận mệnh dân tộc.
Ngoài hai bài trên, trong năm 1941 Người còn viết nhiều bài gửi các tầng lớp nhân dân, kêu gọi toàn dân đoàn kết tham gia làm cách mạng. Lúc bấy giờ, nông dân chiếm hơn 90%, ngày 21-3-1941, Người viết:
Cái phần no ấm có đâu đến mình
Muốn phá sạch nỗi bất bình
Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào.
Với giai cấp tiên phong, sau khi kể tội Pháp – Nhật bóc lột, đàn áp công nhân, Người viết:
Thẳng tay bóc lột thợ thuyền nước ta!
Thợ thuyền ta phải đứng ra
Trước ta cứu nước, sau ta cứu mình.
Với tầng lớp phụ nữ, tầng lớp gian khổ nhất, thiệt thòi nhất dưới chế độ phong kiến thực dân, Người dành tình cảm trân trọng đặc biệt. Người ca ngợi những tấm gương nữ trung hào kiệt của dân tộc: “Ngàn thu vang tiếng Bà Trưng”, “Bà Triệu Ẩu thật anh hùng/ cưỡi voi đánh giặc vẫy vùng bốn phương” và gương gần nhất là Nguyễn Thị Minh Khai để dẫn đến kêu gọi phụ nữ vào hội Việt Minh để đánh Tây, đánh Nhật:
Cùng nhau đoàn kết để mà đấu tranh.
Đất nước bị nô lệ thì trẻ em cũng là “bầy nô lệ trẻ con”, không được học hành, làm quần quật, ăn đói mặc thiếu, cơ hàn xót xa, đừng nói gì đến được chăm sóc, nên cũng phải góp phần làm cách mạng tùy theo sức của mình:
Trẻ em cũng góp phần mình một tay
Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.
Ngày 1-11-1941 Người viết bài Ca binh lính. Có lẽ đây là tài liệu sớm nhất về công tác binh vận, địch vận của Đảng ta, kêu gọi những người lầm đường quay súng bắn lại Nhật, Tây vì tình dân tộc, vì nghĩa đồng bào:
Chúng ta cùng giống, cùng nòi Việt Nam.
Trong năm 1941 còn có bài Mười chính sách của Việt Minh, nêu rõ chương trình và mục đích hoạt động của Việt Minh, động viên sức mạnh đoàn kết dân tộc làm cách mạng:
Cờ treo độc lập, nền xây hòa bình
…
Khuyên ai xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Từ năm 1925 khi tờ báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên (ngày 21-6 trở thành ngày truyền thống của Báo chí Cách mạng Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng tác dụng tuyên truyền của báo chí, nên khi ở Cao Bằng, ngày 1-8-1941 Người đã viết bài Khuyên đồng bào mua báo “Việt Nam Độc lập”:
Làm cho ta mở mắt mở tai
Cho ta biết đó biết đây
Ở trong việc nước, ở ngoài thế gian
Cho ta biết kết đoàn tổ chức
Cho ta hay sức lực của ta.
Những người làm báo chí, văn nghệ hôm nay thấy được niềm vinh dự, tự hào và cả trách nhiệm nặng nề khi Đảng đã trao cho ta cây bút để phụng sự Tổ quốc.
Suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoạt động cách mạng cứu dân, cứu nước. Người viết nhiều thể loại cả chữ Pháp, chữ Hán. Bài giới thiệu này chỉ điểm một số bài thơ, ca của Người viết bằng chữ quốc ngữ trong năm 1941 vào thời điểm Người mới về nước lãnh đạo cách mạng, vừa tròn 70 năm. Lại đúng dịp bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, càng nhớ công ơn của Người đã khai sinh nước Việt Nam mới, người dân cầm lá phiếu thực hiện quyền làm chủ của mình.
Ý kiến bạn đọc