Multimedia Đọc Báo in

“Dịch” tác phẩm từ Tiếng Việt sang tiếng... ta

14:41, 16/12/2012

Năm 2007, làng văn Việt Nam xôn xao trước sự kiện hai cuốn hồi ký “Ba phút sự thật”“Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào” của cố nhà văn Phùng Quán được ra mắt bạn đọc. Hai tác phẩm này được xuất bản là nhờ công lao rất lớn của bà Vũ Bội Trâm – vợ nhà văn. Ở phần cuối của cuốn "Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào”, bà Trâm cho biết khá tỉ mỉ quá trình bà soạn thảo di cảo của chồng: “Mới đây, khi xếp dọn tủ sách, vô tình tôi thấy một quyển sổ đã cũ trong số bộn bề những cuốn sổ tay ghi chép của ông, giở ra thì đó là những trang ông viết về khúc quanh của cuộc đời. Càng đọc tôi càng bị thu hút bởi có những chuyện sau bao nhiêu năm chung sống nay tôi mới được tỏ tường, cái bước ngoặt thay đổi từ một người chiến sĩ thành nhà văn”.

Được biết, chữ viết của nhà văn Phùng Quán rất… khó đọc. Với một người vào độ tuổi “cổ lai hy” như bà Trâm thì việc luận cho được những trang mà chồng “viết bằng bút sắt chấm mực trên giấy đen, loại mỏng, nhiều chữ theo thời gian đã bị nhòe, có chữ lại như một cục mực” thì quả là một thử thách. Bà Trâm đã phải dùng tới kính lúp, bởi bản thảo đã quá cũ, chữ nhòe khó đoán định.

Bằng tình yêu thương nhà văn và sự đam mê, háo hức trong việc khám phá thế giới nội tâm của chồng, bà Trâm đã hoàn tất việc “dịch” toàn bộ di cảo của nhà văn từ tiếng Việt sang tiếng… ta. Không chỉ có vậy, vì bản thảo hồi ký có nhiều trang Phùng Quán “đang viết chuyện này lại nhảy sang viết chuyện hoàn toàn khác, sau mới quay lại”, nên công việc của bà Trâm không đơn thuần là “dịch”, mà còn là biên soạn. Đấy là khi bà phải chép ra, lược bỏ những đoạn không liên quan, nắm lấy nội dung chính xem như thế nào rồi mới tìm mạch ý, ghép lại cho hợp lý. Tuy vậy, bà Trâm cũng cho biết giới hạn việc làm của mình: “Mọi tình tiết, văn phong của ông, tôi đều tôn trọng”. Quả là một người vợ rất yêu chồng và hiểu công việc của chồng!...

Trần Văn Lợi (st)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.