Họ Vương xứ Nghệ mê truyện Kiều
Đặt tên cho mình như vậy chưa đủ yêu, khi ở chiến trường biết tin vợ có thai, nhà thơ viết thư về bảo vợ nếu sinh con trai đầu lòng thì đặt tên là Vương Liễu Dương (Liễu Dương là quê Kim Trọng), nếu sinh con gái thì đặt là Vương Lam Kiều (Lam Kiều là một địa danh trong truyện Kiều: ''Săm săm đè nẻo Lam Kiều lần sang").
Vương Trọng tốt nghiệp khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1965-1970, ông công tác ở Cục 2, Bộ Tổng tham mưu, sau giảng dạy tại Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng. Năm 1972, đang chiến đấu ở chiến trường ông được cấp trên cử về học Trường viết văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1972 – 1973. Ra trường, ông về công tác ở Tổ thơ Tạp chí Văn nghệ từ năm 1974. Đến năm 2004 ông về hưu với hàm đại tá.
Có thể nói, nhà thơ Vương Trọng là nhà thơ của truyện Kiều. Ông là tác giả của 16 tập thơ và 25 đầu sách văn xuôi, lý luận phê bình với hàng chục bài viết nghiên cứu truyện Kiều, ngôn ngữ, tiểu dẫn truyện Kiều. Vương Trọng có hơn chục bài thơ viết về Nguyễn Du với nàng Kiều, bài nào cũng hay, cấu trúc độc đáo và dạt dào cảm xúc, như: “Ghi trong nhà bảo tàng Nguyễn Du”, “Bên mộ cụ Nguyễn Du”, “Mô típ Thúy Vân”… Mấy năm gần đây, trong các buổi phát thanh văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, Vương Trọng thường nói chuyện về truyện Kiều, phân tích tác phẩm chất văn và nghệ thuật của truyện Kiều. Ông đã được Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt 2 năm 2007 và nhiều giải cao của Bộ Quốc phòng, Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Lê Hồng Bảo Uyên
Ý kiến bạn đọc