Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư Kuin

Liên hoan hát dân ca - dân vũ và biểu diễn cồng chiêng trẻ lần thứ I - 2010

18:11, 09/07/2010

Ngày 8-7, huyện Cư Kuin đã tổ chức Liên hoan hát dân ca - dân vũ và biểu diễn cồng chiêng trẻ lần thứ I - 2010. Tham gia có 202 nghệ nhân, diễn viên (trong đó có 14 nghệ nhân cao tuổi) của 5/18 dân tộc anh em đến từ 7 xã Dray B’hăng, Ea B’hôk, Ea Ning, Hòa Hiệp, Ea Kutur, Cư Ewi và Ea Tiêu.

Tiết mục hát - múa "Tháng ba Tây Nguyên" chào mừng Liên hoan.

42 tiết mục nghệ thuật dân gian  phong phú, đa dạng, đậm chất truyền thống được hội đồng nghệ thuật đánh giá cao như: hát then (dân tộc Tày), hát Ay ray (dân ca Ê đê), hát Kư…ứt (hát tự sự, tâm tình của người Ê đê), diễn tấu cồng chiêng (dân tộc Ê đê),... và các nhạc cụ: đàn tính, sáo vỗ, K’le, Brô… đã mang tới liên hoan một bầu không khí rộn ràng, xốn xang.

BTC tặng hoa, cờ lưu niệm các đoàn nghệ nhân.

 

Đoàn nghệ nhân trẻ xã Dray B’hăng mở màn liên hoan với tiết mục "Diễn tấu chiêng Kram".

Hát Kư...ưt (Tâm tình, tự sự của người Ê đê) do đoàn nghệ nhân xã Ea Ning thể hiện.

Hát then - Đàn tính (dân tộc Tày) của đoàn nghệ nhân xã Ea Tiêu.

Đoàn nghệ nhân xã Ea Ktur với tiết mục "Diễn tấu cồng chiêng" cúng Yàng và lúa mới.

Kết thúc liên hoan, BTC đã trao giải A toàn đoàn cho các nghệ nhân xã Ea Tiêu, giải B xã Ea Ktur, giải C xã Ea Ning và 2 giải khuyến khích xã Dray B’hăng và Ea B’hôk. Ngoài ra, BTC còn trao 35 giải A, B, C và khuyến khích cho các tiết mục múa, đơn ca, độc tấu nhạc cụ và diễn tấu cồng chiêng xuất sắc.

BTC trao giải A, B, C và khuyến khích cho các tiết mục xuất sắc.

Đây là hoạt động có ý nghĩa, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; đồng thời tạo sân chơi bổ ích để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.