09:48, 24/09/2011
Đá - chỉ toàn là đá dựng sừng sững bên những con đèo quanh co, đá dựng thành tường rào, đá giữ nước, giữ đất cho ruộng bậc thang xanh mượt trên triền núi; đá như thành lũy để bảo vệ biên cương; con người thì sống quyện mình với đá, chắt lọc từ đá sự sống: nhà tựa vào vách đá, những mầm sống ươm lên từ đá, dòng nước ngọt được chắt từ đá... Đó là bức tranh về Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) mà chúng tôi cảm nhận được trong một lần đặt chân đến.
Với độ cao trung bình 1.400-1.600m so với mực nước biển, tổng diện tích 2.530 km
2 trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Cao nguyên đá hội tụ những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng, có giá trị khoa học, du lịch phong phú. Đó là các bề mặt san bằng, các bậc thềm sông, đồng bằng gặm mòn chân núi, các hang động kỳ bí ở nhiều bậc độ cao khác nhau, hay hàng loạt thung lũng sông suối lớn, các hẻm vực sâu, những rừng đá, hoang mạc đá và các núi đá vôi dạng nón liền, nón rời, dạng tháp kim, mái nhà… Chính những kiến tạo tự nhiên đó đã mang đến cho Cao nguyên đá này những bức tranh đẹp đến mê hoặc: là núi đôi Cô Tiên ở Cổng Trời huyện Quản Bạ, những vách đá dựng sừng sững tạo thành những hẻm vực sâu ở sông Nho Quế, thung lũng Mèo Vạc... Ngoài những di sản được thiên nhiên ban tặng, Cao nguyên đá Đồng Văn còn chứa đựng bên trong những giá trị văn hóa đặc sắc trong nếp sống của các dân tộc thiểu số Mông, Dao, Lô Lô, Pu Péo…
Đường lên Đồng Văn núi non trùng điệp
Từ TP. Hà Giang đến thị trấn Đồng Văn khoảng 150 km đường đèo dốc, quanh co, toàn khúc cua tay áo với bốn bề là núi, đá dựng sừng sững tạo thành bức tranh đẹp hùng vĩ, tráng lệ.
Cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn) điểm cực Bắc thiêng liêng
|
Cây đa được Thủ tướng Chính phủ trồng lưu niệm trong dịp khánh thành Cột cờ |
Mã Pí Lèng - con đèo hùng vĩ vào bậc nhất của Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc