Multimedia Đọc Báo in

Vô Vi Tự trên Vô Vi Sơn (Hà Nội)

21:50, 01/10/2011
Dãy núi Tử Trầm nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 20km. Núi thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Chân núi có một ngôi chùa nổi tiếng - chùa Trầm. Nhưng nằm trong quần thể núi đồi, di tích nơi đây còn có một ngôi chùa độc đáo khác có cái tên nghe rất lạ: Vô Vi.
Quang cảnh nhìn từ chùa Vô Vi
Quang cảnh nhìn từ chùa Vô Vi
Chùa nằm cách Hà Nội không xa, cứ thẳng đường 6 đi, qua khỏi Hà Đông chừng 7km, bên trái là thị trấn Chúc Sơn, chếch bên phải là có thể nhìn thấy núi Ninh Sơn - còn có tên gọi là núi con phượng.
Đường lên chùa
Đường lên chùa
Có hai đường để bạn có thể tìm đến chùa một cách dễ dàng. Một là đi xuyên làng Ninh Sơn, hai là có thể lượn xe vòng phía sau núi. Đỉnh Vô Vi là một núi đá nhỏ, tách khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi con rồng mà Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất.
 
Men theo chân núi nhấp nhô đá, từ chùa Trầm sang núi Vô Vi chỉ vài trăm bước. Tương truyền, vào thế kỷ thứ X, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích rồi dựng lên ngôi chùa. Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi có tên gọi là Phúc Trù tự.
 
Thời Trần chùa được xây dựng ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi Tự.
Cổng chùa
Cổng chùa
Vì nằm trên đỉnh núi nên chùa không rộng, chỉ chừng hơn 10m², tượng Phật cũng không có nhiều nhưng kiến trúc chùa còn gần như nguyên vẹn. Trên vách núi còn treo một quả chuông đúc năm 1814.
 
Bước qua hơn 100 bậc thang đá quanh co là lầu Nghênh Phong (đón gió) trên đỉnh núi. Đứng trên lầu Nghênh Phong, phóng tầm mắt là có thể ngắm dòng sông uốn khúc, ruộng đồng phì nhiêu, khung cảnh thanh bình, bao nhiêu mệt mỏi, bụi bặm bon chen nơi phố xá náo nhiệt, bỗng chốc tan biến…
 
Theo đạo Phật, từ vô vi nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra. Trong Phật giáo nguyên thủy, thì chỉ có Niết bàn được xếp vào hạng vô vi. Tất cả các pháp còn lại là hữu vi.
 

Hiện ở trên núi còn một bia đá khắc bài thơ của Trần Văn Tăng được viết bằng chữ Nôm như sau:

Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự

Thuỳ kỳ huyền sư đạo sĩ

Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai

Đem cảnh thanh u đặt giữa trời

Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ

Độ đời còn độ đức Như Lai

Mượn nền đá phẳng đề dăm bận

Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi

Cảnh vị vị người, người lại lại

Đã vô vi khéo cũng lôi thôi.
 
Sự tĩnh lặng của ngôi chùa cùng khung cảnh yên tĩnh sẽ khiến những muộn phiền hàng ngày trong bạn biến mất. Trước mắt bạn là ánh nắng mặt trời lấp lánh phản chiếu trên dòng sông, những cây hoa đại nở từng bông trắng rụng trước sân chùa... Cảm giác ấy khiến ai đã đến một lần còn mãi nhớ…
G.T ( Tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.