Multimedia Đọc Báo in

Kỹ thuật chăn nuôi gà Tây

06:07, 01/12/2010

Gà Tây còn gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Thịt gà Tây thơm ngon, nhiều nạc, tỷ lệ protein cao trên 22%, tỷ lệ mỡ thấp dưới 0,5%, có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp chế biến và tiêu thụ thịt gà Tây.

Ở Việt Nam ta, gà Tây đã được nuôi từ lâu, nhưng những hiểu biết và đầu tư cho chăn nuôi gà Tây hãy còn nhiều hạn chế, nhất là kỹ thuật chăn nuôi gà Tây theo lối chăn thả tự nhiên, nên tỷ lệ nuôi sống thấp, chỉ khoảng 20-30% ... Nếu đầu tư chăn nuôi theo lối công nghiệp (giai đoạn gà con được úm đúng kỹ thuật), thì tỷ lệ nuôi sống có thể tăng lên 70-80%. Đó là một trong những bí quyết thành công trong chăn nuôi gà Tây: Chúng tôi xin giới thiệu để bạn tham khảo.

1.Tháng thứ nhất:
Chuồng nuôi: Nuôi lồng hoặc nuôi nền.
Mật độ: Tuần thứ 1, 2: 50 con/m2. Tuần thứ 3, 4: 25 con/m2.
Nhiệt độ úm: Có thể úm bằng đèn dầu hoặc đèn điện nhưng phải đủ nhiệt cho gà ấm. Tuần thứ nhất từ 33-35oC sau đó giảm dần, mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ tư, nhiệt độ bình
thường (không cần úm nữa)
Thức ăn: Yêu cầu về dinh dưỡng: Protein thô 22%, năng lượng trao đổi 2800-3000 cal/kg con. Tập cho gà Tây ăn thêm thức ăn thô xanh.
Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà uống tự do.
Phòng bệnh: Phòng bệnh cho gà Tây bằng vaccin và hóa dược theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.Tháng thứ 2: Nuôi chuồng và tập thả vườn từ từ để gà không bị Stress. Tăng dần khẩu phần thức ăn thô xanh lên.

3.Tháng thứ 3: Nuôi thả vườn. Gà Tây có khả năng sử dụng tốt thức ăn thô xanh, cho nên cần cho gà Tây ăn nhiều thức ăn thô xanh.

Nuôi gà Tây thả vườn "đúng nghĩa" năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Thị trường tiêu thụ thịt gà Tây hãy còn nhiều hạn chế do người Việt Nam chưa quen dùng, công nghiệp chế biến thịt gà Tây chưa phát triển? cho nên chăn nuôi gà Tây chưa phát triển được. Vì vậy, bạn chưa nên phát triển trang trại lớn để nuôi gà Tây.

Theo NNVN


Ý kiến bạn đọc