Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu nhờ biết sử dụng triệt để diện tích đất đai

09:39, 05/08/2011

Năm 2000, anh Đào Văn Hải, ở thôn 1, xã Ea M’Droh (Cư M’gar) lập gia đình và ra ở riêng với tài sản là 1 ha đất. Anh quyết định trồng cà phê song do diện tích đất bị úng nước, lại không nắm được kỹ thuật về chăm sóc nên cây cà phê chết vì bị thối rễ, vàng lá và phải trồng lại. Cuộc sống gia đình anh lâm vào khó khăn, thiếu thốn; càng khó khăn hơn khi đứa con đầu lòng chào đời.

Anh Hải đã dành thời gian đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo và những người đi trước để khắc phục tình trạng đất bị úng nước, áp dụng hiệu quả các kiến thức về khoa học kỹ thuật. Nhờ vậy, diện tích cà phê của gia đình anh phát triển tốt và cho năng suất cao, đạt 4 tấn/ ha, những năm được mùa lên đến trên 5 tấn/ ha. Ngoài ra, anh Hải còn đưa cây tiêu vào trồng xen trong vườn cà phê, trụ tiêu là những cây keo và lồng mức,… không chỉ có tác dụng che nắng chắn gió cho cây cà phê mà còn mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập đáng kể. Hiện nay, với 260 trụ tiêu, trung bình mỗi năm anh thu được trên 2 tấn tiêu, với mức giá 120.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, anh vẫn thu lãi trên 200 triệu đồng.

Anh Hải đang cho đàn dê ăn.
Anh Hải đang cho đàn dê ăn.
Bên cạnh đó, tận dụng diện tích đất xung quanh nhà, đầu năm 2010, anh Hải đã mạnh dạn đầu tư 35 triệu đồng đóng chuồng trại và mua 21 con dê về nuôi, trong đó có 10 con dê sinh sản; đồng thời tận dụng lá của cây trụ tiêu (keo, lồng mức) hái cho đàn dê ăn, vì vậy anh luôn chủ động được nguồn thức ăn cho đàn dê, nhất là mỗi khi mưa gió. Nhờ áp dụng tốt quy trình kỹ thuật trong việc chăn nuôi nên đàn dê của gia đình anh phát triển nhanh. Sau 5 tháng, đàn dê đã bắt đầu đẻ, trung bình mỗi con dê đẻ từ 1 - 2 con. Vừa qua, anh Hải đã xuất bán ra thị trường được 12 con dê, trừ chi phí đi anh vẫn thu lãi trên 35 triệu đồng, tổng thu nhập của gia đình anh lên đến trên 300 triệu đồng. Từ số tiền này, anh đã mua sắm được nhiều phương tiện sinh hoạt đắt tiền, mua được xe máy và các con anh có điều kiện học hành.

Trung Dũng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.