Multimedia Đọc Báo in

Vượt khó vươn lên làm giàu bằng nghị lực

09:19, 12/09/2011

Quê gốc ở Nghệ An, do cuộc sống khó khăn nên khi mới 17 tuổi, anh Trần Văn Sơn đã vào phụ giúp anh chị mình làm kinh tế tại xã Dak Nuê (Lak). Hai năm sau, anh trở thành công nhân Xí nghiệp nhựa thông, thị trấn Liên Sơn rồi công nhân Công ty Cà phê thuộc xã Dak Phơi. Năm 1989, anh Sơn lập gia đình, tài sản ban đầu của hai vợ chồng chỉ có hơn 1 sào đất của anh chị để lại, cuộc sống rất khó khăn.
Bằng ý chí, nghị lực vượt khó, vợ chồng anh ngày ngày cần mẫn khai hoang đất trống, đồi trọc. Khai hoang đến đâu, anh trồng cây hoa màu đến đấy để giải quyết cái ăn cho gia đình, đồng thời tích vốn để đầu tư trồng cà phê. Sau nhiều năm vất vả, đến nay, vợ chồng anh đã có 1 ha lúa, mỗi năm anh làm 2 vụ lúa, 1 vụ ngô mang lại nguồn lãi hơn 100 triệu đồng/năm. Anh Sơn còn trồng được 1,5 ha cà phê; nhờ biết chăm sóc đúng kỹ thuật nên cà phê của gia đình anh phát triển đều, quả sai và cho năng suất ổn định 3 tấn/ha.

Không dừng lại ở đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế, khi Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân, 5 năm trở lại đây, anh Sơn đã nhận hơn 3 ha đất, trong đó anh dùng 2 ha đất để trồng điều (thu nhập từ trồng điều khoảng 20 triệu đồng/năm); diện tích đất còn lại anh trồng cây bạch đàn. Hiện nay, vườn bạch đàn của anh sinh trưởng và phát triển tốt, cây cao từ 7 – 8 m, đường kính hơn 10cm, dự tính 7 năm nữa sẽ cho thu hoạch. Ngoài trồng trọt, vợ chồng anh Sơn còn đầu tư xây dựng chuồng trại và nuôi 1.000 con vịt siêu trứng. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm, anh cũng gặp một số khó khăn trong việc chọn giống và phòng bệnh cho đàn vịt; nhưng sau đó anh đã tích cực học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do huyện, xã tổ chức để đàn vịt sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Trong chuồng hiện nay lúc nào cũng có trên 1.000 con vịt, trung bình một đêm vịt đẻ được 900 quả trứng, nguồn thu từ bán trứng vịt mang lại cho gia đình anh 60 triệu đồng mỗi năm. Anh Sơn còn nuôi 10 con lợn nái để bán giống. Tổng thu nhập của gia đình anh Sơn hiện đạt hơn 200 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, gia đình anh có của ăn của để, có điều kiện chăm lo cho các con học hành đến nơi đến chốn.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Sơn còn nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào ở địa phương. Anh đã có 10 năm làm công tác Đoàn tại xã, và liên tục 3 khóa là đại biểu HĐND xã. Hiện nay anh là thôn trưởng thôn Yên Thành 2, xã Đak Nuê (Lak).

  Vi Thủy

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.