Multimedia Đọc Báo in

Mô hình ghép gửi trên cây cà phê có hiệu quả kinh tế cao

10:07, 07/10/2011

Trước những khó khăn như: diễn biến thời tiết bất thường, giá cả vật tư, xăng dầu phân bón tăng cao, tình hình ve sầu và dịch bệnh gây hại làm ảnh hưởng lớn đến người trồng cà phê, để giảm chi phí trong đầu tư sản xuất, nhiều hộ nông dân huyện Cư M’gar đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ KHKT sản xuất cà phê theo quy trình bền vững để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, đáng chú ý là việc ứng dụng kỹ thuật nối ghép ngọn cải tạo vườn cà phê theo hình thức ghép gửi của gia đình anh Đỗ Văn Thoáng ở thôn 9 xã Ea Kiết.

Anh Thoáng hướng dẫn cho biết: trong bộ tán cà phê già cỗi, việc tạo tán, tỉa cành phân chia ánh sáng tạo chồi gốc để ghép gửi vô cùng quan trọng. Trong khi ghép gửi, cơ bản bộ tán cà phê vẫn được duy trì bảo đảm nguồn thu, khi chồi ghép lớn ra tán thì dần dần loại bỏ thân tán già cỗi để có vườn cà phê mới với chất lượng tốt. Để thực hiện phương pháp ghép  này, người nông dân cần phải đồng bộ việc chăm sóc bón phân cân đối, hợp lý; tăng cường lượng phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá; sử dụng chồi ghép từ các dòng chồi cho năng suất cao do Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên lai tạo. Hiện nay, trên diện tích 1,5 ha cà phê đã ghép cải tạo xong (lựa chọn loại bỏ dần các cây kém hiệu quả) của gia đình anh Đỗ Văn Thoáng, cây nào cũng có cành to khỏe, trĩu quả, quả to, sáng và rất đồng đều, ít sâu bệnh gây hại. Anh Thoáng dự tính niên vụ cà phê năm nay, 1,5 ha cà phê của gia đình anh sẽ cho thu hoạch từ 9 đến trên 10 tấn nhân xô.

Văn Sơn

Ý kiến bạn đọc