Multimedia Đọc Báo in

Ưu tiên sử dụng giống ngắn ngày trong vụ hè thu 2016

08:50, 25/05/2016
Sở NN-PTNT khuyến cáo vụ hè thu 2016, nông dân nên ưu tiên sử dụng các giống ngắn ngày, không gieo đón mưa, tránh  khô hạn, mất giống, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp chung của tỉnh.
 
Nông dân TP. Buôn Ma Thuột trỉa bắp
Nông dân TP. Buôn Ma Thuột trỉa bắp lai
 
Khuyến cáo được đưa ra dựa trên dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Đắk Lắk, theo đó, nhiệt độ trung bình vụ hè thu 2016 cao hơn trung bình nhiều năm, mùa mưa đến muộn và tập trung vào tháng 7, 9. Vì vậy, những vùng an toàn nguồn nước bà con nên xuống giống đúng lịch thời vụ, luân canh giống ngắn ngày; vùng có nguy cơ hạn hán, không đủ nước cho sản xuất cần bố trí lại thời vụ để né hạn đầu vụ và mưa lũ cuối vụ hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn ngắn ngày nhằm tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước. Riêng những vùng mưa muộn chỉ nên sản xuất một vụ với các giống ngô ngắn ngày LVN 146, NK 66, SSC 586, PAC 999; lúa cạn LC 93-1, LC 93-4, LC 408; đậu lạc CPH 04, TB 25, L 23; đậu tương ĐVN-6, ĐT 96, AK 05, AK 02…
 
Nông dân huyện Cư M'gar tưới nước chống hạn cho lúa
Nông dân huyện Cư M'gar tưới nước chống hạn cho lúa
Được biết, vụ hè thu 2015 toàn tỉnh có gần 19.000 ha cây trồng bị hạn (mất trắng gần 10.000 ha), tập trung tại các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Pắc, M’Đrắk, Cư Kuin. Số diện tích bị thiệt hại chủ yếu do nông dân gieo sớm, gieo đón mưa đầu mùa trên những vùng không bảo đảm nguồn nước nên khi gặp nắng kéo dài, cây con không đủ sức chịu đựng dẫn đến bị chết héo khiến nhiều hộ dân phải gieo đi gieo lại nhiều lần trên cùng một diện tích. Ước tổng thiệt hại khoảng 104 triệu đồng.
 
Thanh Hường
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.