Multimedia Đọc Báo in

10 động vật quý bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

16:19, 29/05/2010

Trong vòng 4 thập kỷ trở lại đây do môi trường sống bị cạn kiệt, nạn săn bắt gia tăng kết hợp với tình trạng biến đổi khí hậu làm cho nhiều loại động vật quý hiếm trên trái đất bị tuyệt chủng, tiêu biểu như 10 động vật dưới đây.

1.Ếch vàng

 

Ếch vàng hay ếch màu da cam là loại động vật cực kỳ quý hiếm nhưng đã bị tuyệt chủng trong vòng 40 năm trở lại đây. Đây là loại ếch có màu da rất đẹp,  sống nhiều ở vùng núi Costa Rica nhưng do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu mà da của loài ếch này bị viêm nhiễm, mắc bệnh và chính thức biến mất từ năm 1989.
2. Báo Zanziba

 


Báo Zanziba là loại động vật ăn thịt thuộc họ mèo, hay còn gọi là báo Hoa mai chỉ có duy nhất ở vùng đảo Zanziba (Tanzania) nhưng đã bị tuyệt chủng bởi ý thức của con người. Những người dân ở hòn đảo này coi báo Hoa mai là phù thủy hay điềm gở  nên quyết tâm tiêu diệt. Giữa thập niên 90 thế kỷ trước, chính phủ Tanzania đã đưa ra nỗ lực bảo vệ đàn báo nói trên nhưng đã muộn, chính thức tuyệt chủng vào năm 1996.
3. Chim Poouli
Poouli là loài chim gọi theo tiếng địa phương của người Mauni ở Hawai, được tìm thấy hồi thập kỷ 70 ở thế kỷ trước, sống quanh vùng núi lửa Halealkala, có mỏ nhọn phần đầu và mặt có lông đen tuyền. Đến năm 1977 người ta chỉ còn tìm thấy 3 con sót lại và chính thức biến mất từ năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống cạn kiệt, mắc bệnh và thiếu nguồn thức ăn, nhất là ốc nhỏ sống trên cây.
4. Bướm trắng khổng lồ
Loại bướm này có kích thước lớn và có màu trắng rất đẹp, sống nhiều ở thung lũng Laurisilva thuộc đảo Uadeiva của Bồ Đào Nha. Nguyên nhân tuyệt chủng là do ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do các loại phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp và do tốc độ đô thị hóa gây ra, tuyệt chủng năm 2007.
5.Dê núi Anpơ
Từ năm 2000 trở lại, đây người ta không còn nhìn thấy dê núi vùng Anpơ của Tây Ban Nha nữa. Đây là loài động vật rất quý hiếm, nguyên nhân là do môi trường sống bị đe dọa và do sự săn bắn của con người. Để bảo vệ loài dê này, năm 2009 người ta đã nhân bản một con dê núi Ibex nhưng nó chỉ sống được khoảng thời gian quá ngắn do viêm nhiễm phổi.
6.Tê giác đen Tây Phi
Từ năm 2000 người ta chính thức công bố tê giác đen Tây Phi đã bị tuyệt chủng sau khi không còn tìm thấy bất cứ con nào ở Cameroon. Nguyên nhân là do sự săn bắt lấy sừng để xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang Yamen và Trung Quốc để làm thuốc tráng dương.
7. Hổ Javan
Hổ Javan trông giống như hổ Sumatran nhưng loài hổ Javan còn quý hơn và chỉ có ở vùng đảo Java của Indonexia. Vào thế kỷ thứ 19, hổ Javan còn rất đông nhưng đến giữa thế kỷ 20 chỉ còn lại không quá 50 con. Lý do là vì môi trường sống bị thu hẹp, nạn đốt rừng, lấn chiếm đất làm cho loài hổ này bị tuyệt chủng.
8. Vẹt đuôi dài (Spix ‘s Macaw)
Từ năm 2004 loài vẹt đuôi dài đã bị tuyệt chủng hoàn toàn. Đây là loài chim  nhỏ có đuôi dài, màu xanh (ở phần thân và đuôi), thường được người ta nuôi làm cảnh nhưng hiện nay đã bị mất giống. Nguyên nhân là do nạn săn bắt, kinh doanh và nuôi nhốt nên chúng dễ bị mắc bệnh và cuối cùng đã bị tuyệt chủng do không sinh sản được.
9. Cá sấu đảo Round Island
Round Island là một hòn đảo nhỏ ngoài khơi của Maurilius, đất đai phì nhiêu do núi lửa tạo ra và đây cũng là nơi có loài cá sấu lạ, kích thước nhỏ, thịt ngon nhưng từ cuối thập kỷ 40 ở thế kỷ trước đã bị vơi dần do môi trường sống bị cạn kiệt, nhất là nguồn thức ăn, chính thức tuyệt chủng năm 1970.
10. Bướm nâu Hà Lan
Bướm nâu Hà Lan (Alcon Blue) là côn trùng rất đẹp, chuyên sống ở những vùng đồng cỏ Hà Lan và một số quốc gia châu Âu, châu Á nhưng từ năm 1979 đã bị tuyệt chủng. Nguyên nhân là do môi trường sống thu hẹp, đất đai bị người ta sử dụng cho mục đích nông nghiệp, xây dựng và nguyên nhân khác là do khí hậu thay đổi, phát sinh nhiều loại bệnh và làm cho loài bướm này nhanh chóng bị tuyệt chủng.

Khắc Nam (Theo Net/TDG - 3/2010)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.