Multimedia Đọc Báo in

Sẽ sửa đổi Luật Tài nguyên nước

10:24, 02/02/2011

Nhằm bảo vệ Luật Tài nguyên nước (TNN)  có hiệu quả; sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra được tốt hơn; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về TNN trong tình hình mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật sửa đổi Luật TNN dã ban hành năm 1999

a
Việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả sẽ được khuyến khích, ưu đãi (Ảnh: L.N)
Dự thảo Luật TNN sửa đổi có 104 điều thể hiện trong 11 Chương. Trong đó có 66 điều được bổ sung mới toàn bộ về nội dung và 38 điều được sửa đổi, bổ sung so với Luật TNN năm 1998. Dự thảo đã bỏ 3 chương của Luật TNN năm 1998, gồm: Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; khen thưởng và xử lý vi phạm. Đồng thời, điều chỉnh, kết cấu lại để bổ sung thêm 4 chương mới quy định về chiến lược, quy hoạch TNN; điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá TNN và thông tin, dữ liệu về TNN; Cấp phép về TNN và chương Tài chính TNN.
Luật TNN được Quốc hội khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 3, có hiệu lực từ ngày 1-1-1998 ra đời đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Tuy nhiên, sau 12 năm thi hành, Luật TNN đã bộc lộ nhiều bất cập, đó là: một số quy định về khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN  liên quan trực tiếp đến quy định của nhiều văn bản pháp luật khác như: Đầu tư, Bảo vệ môi trường, Đất đai, Khoáng sản, Thuế tài nguyên... Các văn bản pháp luật này đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong khi các quy định có liên quan của pháp luật về TNN vẫn chưa điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ.

Xác định ý nghĩa quan trọng của TNN, Dự thảo Luật TNN sửa đổi tập trung vào 4 chủ trương lớn: khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và áp dụng khoa học, công nghệ, đầu tư công trình khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất thông qua việc miễn, giảm thuế tài nguyên, hỗ trợ vốn để nghiên cứu và xây dựng công trình. Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước; khuyến khích và huy động sự đóng góp tài chính của mọi thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư trong bảo vệ TNN và phòng, chống tác hại do nước gây ra. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho điều tra cơ bản về TNN, xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo về TNN, hệ thống thông tin dữ liệu; xây dựng và thực hiện quy hoạch TNN; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; kế hoạch điều hòa, phân bổ nguồn nước. Và, cuối cùng là kinh tế hoá lĩnh vực TNN.

L.N (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc