Multimedia Đọc Báo in

Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên

16:47, 27/05/2011

Đây là chủ đề mà Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc chọn cho Ngày Môi trường Thế giới năm nay và Ấn Độ là quốc gia đăng cai tổ chức sự kiện môi trường quan trọng này.
Chủ đề trên nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người. Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức các hoạt động quốc gia Ngày Môi trường thế giới và Năm Quốc tế về Rừng 2011.

Hưởng ứng sự kiện này, từ ngày 15-5 đến ngày 10-6, UBND tỉnh Dak Lak tổ chức nhiều hoạt động với sự tham gia của nhiều sở, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong phong trào trồng chăm sóc cây xanh, dọn vệ sinh vào ngày thứ 6 hằng tuần. 1.000 đoàn viên và 1.000 thiếu niên sẽ được huy động để tham gia cổ động trong Ngày Môi trường Thế giới.

Ảnh: Gia Thịnh
Ảnh: Gia Thịnh

UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác thanh tra và kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có ảnh hưởng đến môi trường. Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kết qủa nghiên cứu, thành tựu khoa học công nghệ phát triển sản xuất bền vững, khuyến khích sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai và phát động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, phòng ngừa, ngăn chặn nạn đốt phá rừng, phục hồi nhanh chóng hệ sinh thái rừng bị tàn phá; xây dựng mới các công trình cấp nước sạch, bảo tồn các loài động vật hoang dã.

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.