Multimedia Đọc Báo in

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình xử lý chất thải rắn

07:58, 27/05/2011

Từ nay đến 2020, 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh phải được thu gom và xử lý  bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng.

Từ nay đến năm 2020, 60% tổng lượng chất thải rắn nông thôn sẽ được tái chế, sử dụng. (Ảnh:minh họa)

 

Cũng theo Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ 2011-2015, 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh phải được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng. Đến năm 2020 các chỉ tiêu này lần lượt là 85% và 90%.
 

Từ 2016-2020, phấn đấu 90% đạt mục tiêu tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại; 100% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và phát sinh nguy hại tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn môi trường.

 Để thực hiện được các mục tiêu trên, Nhà nước sẽ có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai (miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng), thuế, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào công trình (đường giao thông, năng lượng, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc), hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn, hỗ trợ đào tạo lao động và vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được áp dụng theo quy định hiện hành.
 

Quyết định nêu rõ, ưu tiên theo vùng, miền các dự án được lựa chọn xây dựng, cụ thể đối với các địa phương là: trung tâm vùng; khu du lịch; có công trình xử lý chất thải rắn có tính chất vùng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị ngập lụt; đang sử sụng bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chưa có các dự án đầu tư hoặc bãi chôn lấp đã hết hạn sử dụng và không mở rộng quy mô.

Theo Chinhphu.vn

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.