Multimedia Đọc Báo in

Mỗi ngày phát sinh khoảng 47 tấn chất thải rắn y tế nguy hại

11:17, 25/12/2012

Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết, cả nước hiện có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 450 tấn/ngày; trong đó có khoảng 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại.

Theo ước tính của các chuyên gia môi trường, đến năm 2015 lượng chất thải rắn y tế thải ra môi trường là 600 tấn/ngày. Lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay khoảng trên 125.000m3/ngày đêm. Trong khi tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế chiếm 95,6% nhưng chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng hai phương án là đốt và chôn lấp. Trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6%.

Bệnh viện Đa khoa 333 (huyện Ea Kar, Dak Lak) tự chôn lấp chất thải rắn y tế ngay trong khuôn viên bệnh viện. Ảnh minh họa
Bệnh viện Đa khoa 333 (huyện Ea Kar, Dak Lak) tự chôn lấp chất thải rắn y tế ngay trong khuôn viên bệnh viện. Ảnh minh họa

Các chuyên gia môi trường cho rằng nguyên nhân chính gây trở ngại cho công tác quản lý môi trường ở các cơ sở y tế bao gồm: nhận thức của nhân viên y tế và cộng đồng về quản lý chất thải y tế còn hạn chế; kiến thức về quản lý chất thải còn yếu; định hướng công nghệ chưa rõ ràng; chưa có sự đầu tư đúng mức cũng như các cơ chế về tài chính chưa hợp lý để tạo điều kiện làm tốt công việc xử lý chất thải y tế và công tác kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng. Để khắc phục các tồn tại nêu trên, thời gian tới ngành y tế cần tập trung hoàn thiện tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản qui phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế; ưu tiên tập trung nguồn lực xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực quan trắc, đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động sức khoẻ; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý chất thải y tế. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, ban, ngành, các cơ sở y tế và người dân trong việc xử lý chất thải y tế.

K.O (nguồn website ĐCSVN)
 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tự hào trang sử anh hùng
Cách đây 49 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.