Multimedia Đọc Báo in

Ngăn ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam

16:15, 20/12/2012

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành khác phối hợp thực hiện.

a
Ảnh minh họa.

Một trong các nhiệm vụ chủ yếu của Đề án là tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị kiểm dịch trong việc kiểm soát các loài ngoại lai là kiểm soát và lập danh mục, hồ sơ theo dõi các loài ngoại lai nhập khẩu vào Việt Nam; Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ cấp lãnh đạo và chuyên viên quản lý chuyên môn công tác tại các Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục bảo vệ thực vật của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý Khu bảo tồn về công tác ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

Bên cạnh đó, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ kiểm dịch tại 47 trạm/chốt kiểm dịch, cán bộ Hải quan tại 18 cửa khẩu quốc tế giáp biên giới với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia về nhận dạng các loài ngoại lai xâm hại, các quy định kiểm dịch, kiểm tra biên giới nhằm kiểm soát các loài ngoại lai khi nhập khẩu vào Việt Nam. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm tại miền Bắc, Trung và Nam, bao gồm việc thông báo những trường hợp loài ngoại lai xâm hại mới xuất hiện hoặc dự báo xuất hiện; thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin trong kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại Việt Nam. Nhiệm vụ khác của Đề án là từ năm 2013-2020, thực hiện chương trình kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam bao gồm: ốc bươu vàng, cây mai dương, cây trinh nữ móc.

Nguồn Vietnamplus


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.