Multimedia Đọc Báo in

Hợp tác xây dựng Thành phố phát triển bền vững môi trường

19:37, 23/03/2013

Chính phủ Việt Nam vừa phối hợp với Chính phủ Nhật Bản, Australia, Indonexia, Ban Thư ký ASEAN và ASEAN nhóm công tác về thành Phố bền vững về môi trường đã tổ chức Hội thảo cấp cao Đông Á về Thành phố bền vững môi trường  lần thứ 4.

Hơn 200 đại biểu, gồm 150 đại biểu nước ngoài và đại diện các các cơ quan Trung ương và địa phương của Việt Nam đã tham dự.

a
Ảnh minh họa: T.H


Các kỳ hội thảo cấp cao về Thành phố bền vững về môi trường được tổ chức hàng năm nhằm mang đến những cơ hội về quản lý môi trường chia sẻ những kinh nghiệm hợp tác, tạo nền tảng để tất cả các bên liên quan chia sẻ thông tin và trao đổi kiến thức về phát triển Thành phố bền vững môi trường trong khu vực.

Theo số liệu tại Việt Nam, mạng lưới đô thị quốc gia hiện nay có 760 đô thị, tỉ lệ đô thị hóa là 31%. Tuy nhiên, việc phát triển các đô thị vẫn chưa được bền vững do nhiều nguyên nhân như công tác quy hoạch thiếu, chậm so với nhu cầu phát triển, phát triển đô thị chưa tuân thủ quy hoạch và kế hoạch thực hiện, tốc độ gia tăng dân số ở các đô thi tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo càng lớn, sử dụng năng lượng chưa hợp lý, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ, y tế… chưa đáp ứng được yêu cầu, ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát… Trước những thách thức đó, các vấn đề về môi trường đô thị là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Hàng loạt các chính sách và quy định pháp lý đã được ban hành nằm xây dựng một mô hình Thành phố bền vững về môi trường.

Được biết, Hội nghị Bộ trưởng môi trường cấp cao Đông Á lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10-2008. Hội thảo cấp cao Đông Á về thành phố bền vững môi trường lần thứ 4 sẽ diễn ra trong 2 ngày (từ 21 đến 22-3), gồm những nội dung như tiến độ Chương trình các thành phố kiểu mẫu ASEAN và thảo luận cơ hội hợp tác; hoạt động tương lai về thành phố bền vững môi trường...

Nguồn Bộ TN&MT
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.