Multimedia Đọc Báo in

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Ea Tul (Cư M'gar) xuống cấp trầm trọng

09:26, 25/11/2013
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Ea Tul (huyện Cư M’gar) được đầu tư xây dựng từ năm 2008, với công suất thiết kế cung cấp nước sinh hoạt cho 989 hộ dân trong vùng. Tổng mức đầu tư công trình trên 8 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chiếm 75%, số còn lại (25%) là vốn đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn khác.

Tuy nhiên, sau vài năm đưa vào sử dụng, đến nay chỉ mới có 342 hộ dân được đấu nối sử dụng nước (đạt trên 1/3 so với thiết kế). Toàn bộ công trình gồm có hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống lọc, hệ thống khử trùng, đài chứa nước, nhà quản lý và 4 giếng khoan, trong đó có 3 giếng đã được lắp đặt bơm. Sau khi công trình hoàn thành đã được bàn giao cho xã Ea Tul quản lý khai thác sử dụng, song do xã không có chuyên môn về quản lý, các hư hỏng xảy ra xử lý không kịp thời, kinh phí thu không đủ chi… nên hiện nay công trình cấp nước này đã xuống cấp. Hiện tại, trong 4 giếng khoan thì có 1 giếng bị hỏng; lưu lượng nước bơm tại các giếng còn lại giảm so với thiết kế 0,7 lít nước/s; hệ thống đường ống dẫn nước bị hư hỏng nhiều điểm , tỷ lệ thất thoát nước cao (khoảng 35%); trên mạng đường ống thiếu các van để điều tiết nước; 2 cụm lọc nước áp lực bị han rỉ nhiều; hệ thống khử trùng không hoạt động, không có hóa chất khử trùng; đài chứa nước thiếu van xả cặn, xả tràn, chống tràn; nhà quản lý không có điện để vận hành; nhiều hộ gia đình kết nối đường ống không có đồng hồ hoặc đồng hồ đã bị hư hỏng…

Để công trình cấp nước sinh hoạt xã Ea Tul được khai thác và sử dụng hiệu quả, hạn chế sự lãng phí trong đầu tư, thiết nghĩ địa phương cần có giải pháp kịp thời sửa chữa khắc phục các hư hỏng trong toàn hệ thống và nâng cấp công trình, bổ sung nguồn nước để cấp nước theo công suất thiết kế, đặc biệt là thay đổi mô hình quản lý phù hợp.

Văn Sơn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.