Multimedia Đọc Báo in

Chung tay xây dựng các đập nước nhỏ

16:41, 13/08/2014

Ngày 12-8, UBND xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) phối hợp với Câu lạc bộ "Giải pháp xanh" (nòng cốt là sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên) đã thực hiện chương trình "Cùng chung tay xây dựng đập nước nhỏ".

Với mô hình đập nước nhỏ, chỉ cần dùng tre, cây bằng bắp chân đóng thành hai hàng với bề dày chừng 50 cm chặn ngang những dòng suối, lạch; sau đó nén chặt đất, đá vào bên trong, tạo nên những con đập nhỏ trên các con suối, từ đó giảm bớt sự xói mòn, góp phần giữ nước và độ ẩm cho đất, nuôi dưỡng và tạo môi trường sống cho cây rừng được lâu hơn; cứ từ 3 đến 5 năm lại gia cố đập một lần. Mô hình này được triển khai ứng dụng là kết quả sau chuyến đi thực tế tại Thái Lan của các bạn sinh viên trong Câu lạc bộ "Giải pháp xanh". Mô hình đập nước nhỏ (check dam) là một mô hình xanh và rất thành công ở Thái Lan.

Một số hình ảnh tại chương trình:

Từ sáng sớm, hơn 20 thanh viên của CLB
Từ sáng sớm, hơn 20 thành viên của CLB "Giải pháp xanh" cùng đoàn viên thanh niên xã Ea Kao đã có mặt tại thôn 2.
a
Mọi người tất bật với công việc 
a
Vận chuyển gạch, đá   
a
 
Mỗi thành viên tự giác thực hiện một công viêc, như chặt tre
Hoặc chặt tre, nứa
a
Phát quang và diệt cây mai dương
d
Khơi thông dòng chảy lòng suối
a
Ngăn dòng đắp đập
7
Nhiều bạn nữ cũng không quản ngại khó khăn, hăng hái tham gia chương trình
y
Ngay ngày đầu tiên, chương trình đã thực hiện được 4 đập ngăn nước nhỏ. Mục tiêu của chương trình là sẽ hoàn thành 20 đập trên địa bàn xã Ea Kao trong tháng 8 này.
7
Xây dựng các đập nước nhỏ là một trong nhiều hoạt động của Câu lạc bộ "Giải pháp xanh" với mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường 

Hoàng Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.