Multimedia Đọc Báo in

Nhiều doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản

16:04, 18/04/2017
Theo số liệu của UBND tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 67 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, trong đó, 46 giấy phép khai thác đá xây dựng, 19 giấy phép khai thác cát, 2 giấy phép khai thác đất sét.
 
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện nhiều hành vi vi phạm Luật Tài nguyên - Môi trường của một số doanh nghiệp và thu hồi giấy phép khai thác cát, đá xây dựng của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Tây Nguyên chuyên khai thác cát xây dựng trên dòng sông Krông Ana (huyện Krông Bông); Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Tân Thanh Thủy, Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Đạo, Công ty TNHH Xây dựng Thành Đô khai thác đá xây dựng trên địa bàn các huyện: Buôn Đôn, Krông Năng. Bên cạnh đó, huyện Krông Ana cũng đã kiến nghị UBND tỉnh đóng cửa các cơ sở khai thác cát trên địa bàn huyện gây sạt lở bờ sông và ô nhiễm môi trường.
 
Một điểm khai thác cát trên sông Krông Ana đoạn qua huyện Krông Bông
Một điểm khai thác cát trên sông Krông Ana đoạn qua huyện Krông Bông
 
Toàn tỉnh có hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, tạo  việc làm cho 1.000 lao động địa phương, với thu nhập bình quân 40 – 50 triệu đồng/người/năm.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.