Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo Phụ nữ các tôn giáo Tây Nguyên chung tay bảo vệ thiên nhiên, môi trường

17:54, 02/06/2017
Chiều 2-6, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Phụ nữ các tôn giáo Tây Nguyên chung tay bảo vệ thiên nhiên, môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới”. 
 
Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Điểu K'ré, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn và 120 đại biểu đại diện phụ nữ các tôn giáo 5 tỉnh Tây Nguyên.
 
a
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Điểu K'ré phát biểu tại hội thảo

Hội thảo đã nghe các tham luận về những cách làm, mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường có hiệu quả tại các địa phương. Cụ thể như tham luận Quan điểm của Phật giáo về bảo vệ môi trường, hành động của ni giới trong việc xây dựng nông thôn mới (Hội LHPN Lâm Đồng); Phụ nữ Tin lành với công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu (Chi hội phụ nữ làng Thung Dôr, xã An Phú, TP. Pleiku, Gia Lai); Kết nối con người với thiên nhiên, hành động của nữ tu Kon Tum (Hội dòng ảnh phép lạ tỉnh Kon Tum)…

a
Đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các nội dung về  vai trò của các tổ chức tôn giáo, các cấp Hội phụ nữ với công tác BVMT; những thuận lợi, khó khăn trong công tác BVMT tại khu vực Tây Nguyên; đề xuất những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác BVMT trước yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới…

a
Phụ nữ Đắk Lắk tham gia bảo vệ môi trường: (Ảnh minh họa)

Hội thảo nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; trong đó có chức sắc và tín đồ các tôn giáo cùng giải quyết ô nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp tích cực của các tổ chức tôn giáo và khích lệ hội viên, phụ nữ có đạo tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng quê hương, đất nước.

 
Thúy Hồng
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.