Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea H'leo: 6 hộ dân trả lại đất xâm canh trái phép

18:20, 29/03/2021

Ngày 29-3, tại trụ sở UBND xã Ea Wy (huyện Ea H’leo), có 6 hộ dân ở buôn Tơ Zoa (xã Cư A Mung) đã nhất trí giao trả lại gần 10 héc-ta đất nương rẫy xâm canh trái phép tại Tiểu khu 71A thuộc diện tích đất lâm nghiệp do Công ty Lâm nghiệp Ea Wy quản lý để trồng lại rừng.

Tại buổi giao trả đất, có sự tham gia của đại diện chính quyền, ngành chức năng ở địa phương và Công ty Lâm nghiệp Ea Wy.

nn
Lực lượng kiểm lâm huyện Ea H’leo đang xác minh một vụ phá rừng chiếm đất làm nương rẫy ở xã Cư A Mung. 

Trong số các hộ giao trả đất, có 2 hộ diện tích nhiều nhất là hộ ông Y Hem Siu 1,5 ha, Y Thim R’căm 1,7 ha; các hộ còn lại giao từ 6 sào đến 1 ha. Đây là diện tích đất lâm nghiệp mà những hộ này đã phá rừng,  xâm chiếm làm rẫy trái phép từ năm 2018 đến nay.

Công ty Lâm nghiệp  Ea Wy (đơn vị chủ quản) yêu cầu 6 hộ chấp hành bàn giao lại diện tích đất đang lấn chiếm, canh tác trái phép ngoài thực địa để công ty trồng lại rừng. Đơn vị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình tiếp tục thu hoạch lần cuối các sản phẩm cây trồng trên phần đất ấy. Những hộ nào khó khăn sau khi giao trả đất và có đơn xác nhận của chính quyền địa phương, Công ty Lâm nghiệp Ea Wy sẽ tạo điều kiện cho  gia đình được tiếp tục canh tác trồng xen một số cây nông nghiệp ngắn ngày trên diện tích đã trồng lại rừng; hoặc ký hợp đồng khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trồng khi cây khép tán theo hình thức hưởng lợi sản phẩm sau khai thác giữa công ty với hộ dân.

Ngọc Tài

 

 

                             

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.