Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa

15:22, 12/03/2021

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể triển khai các hoạt động tăng cường công tác quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Cụ thể, thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa; vận động người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; phát động phong trào thi đua thực hiện giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy. Đồng thời xây dựng, áp dụng các giải pháp hiệu quả và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực, địa bàn quản lý. Ưu tiên, tạo điều kiện đối với các dự án phát triển sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sản phẩm khó phân hủy, sử dụng một lần.

Một cơ sở sản xuất hạt nhựa từ bao bì tại xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn
Một cơ sở sản xuất hạt nhựa từ bao bì tại xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn).

Đối với các địa phương, phải xây dựng kế hoạch và phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất tái chế nhựa không bảo đảm.

Minh Chi

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.