Multimedia Đọc Báo in

Cháu Kiều Thị Kim Ngân cần được giúp đỡ

09:20, 12/12/2011

Cháu Kiều Thị Kim Ngân (SN 1995), ở xóm 3, thôn 1 Nông Trường, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana bị dị tật bẩm sinh nên thường xuyên đau yếu. Mới đây, cháu lại bị tai nạn, gãy đùi phải nhưng gia đình không có tiền để phẫu thuật.

Bé Ngân đang nằm điều trị ở Khoa Ngoại - Chấn thương của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bé Ngân đang nằm điều trị ở Khoa Ngoại - Chấn thương của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Ngân là con gái đầu của anh Kiều Như Nguyên, 39 tuổi và chị Nguyễn Thị Mùa, 35 tuổi. Mới được 1,5 tuổi, mẹ Ngân đã bỏ người chồng nghèo khổ và đứa con tật nguyền ra đi, cháu ở cùng bố và mẹ kế. Anh Nguyên là thợ mộc, công việc bữa đựợc bữa mất, còn chị Mùa không có việc làm, hai em Ngân đang tuổi ăn học nên kinh tế gia đình rất chật vật. Đã 16 tuổi nhưng do di chứng bệnh tật, nhìn thân hình Ngân giống như trẻ lên 3, quặt quẹo. Mới đây, cả nhà đi vắng, cháu ở nhà 1 mình và bị cánh cửa tủ rơi bản lề, đè lên người làm gãy đùi phải. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không có tiền để chạy chữa, anh chị Kiều Như Nguyên đành để cháu nằm ở nhà tự chăm sóc. Hơn 10 ngày sau, thấy con gái xanh xao, biếng ăn và luôn kêu đau. Lúc này anh chị mới đi vay mượn bà con lối xóm được ít tiền đưa con vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chữa trị. Do vết thương của bé Ngân bị nhiễm trùng, bác sĩ khuyên nên mổ gấp để tránh biến chứng. Tuy nhiên, số tiền mổ quá lớn so với khả năng kinh tế của gia đình, anh chị vẫn chưa có tiền đóng viện phí để mổ cho con.
Cháu Ngân đang rất cần sự giúp đỡ, chia sẻ của các cấp đoàn thể và các tấm lòng hảo tâm để được chữa trị. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Anh Kiều Như Nguyên, xóm 3, thôn 1 Nông Trường, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana hoặc Quỹ “Tấm lòng vàng”, Báo Dak Lak (23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak).

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.