Multimedia Đọc Báo in

Hoàn cảnh đáng thương của cụ bà không nơi nương tựa

08:47, 23/12/2015
Đã 84 tuổi, lẽ ra phải được an hưởng tuổi già trong sự chăm sóc của con cháu nhưng cụ bà Vương Thị Viêng vẫn phải sống trong cảnh nhà dột cột xiêu và tự lao động kiếm sống.

Không đất, không nhà, bà Vương Thị Viêng được cho ở nhờ góc vườn phía sau ngôi đền thờ Thánh Mẫu (đường Phạm Ngũ Lão, phường Thành Công, TP. Buôn Ma Thuột). Suốt 30 năm nay, nơi ở của bà chỉ là một túp lều chật chội, được dựng bằng những miếng tôn hoen rỉ, mục nát. Khi còn khỏe mạnh, bà Viêng nhận làm những việc vặt trong các gia đình như giữ trẻ, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo. Đến tuổi 75 thì bà không thể làm nổi những việc ấy nữa bởi sức yếu, mắt mờ, bệnh tật đau yếu quanh năm. Thương cảm cho hoàn cảnh của bà, một số người tốt bụng cho bà mượn một ít tiền không tính lãi làm vốn để bà mua vài gói bánh kẹo, thuốc lá, bóng bay bán cho trẻ nhỏ trong hẻm, mỗi ngày kiếm từ 10.000 - 12.000 nghìn đồng tiền lãi sống qua ngày. Túp lều dột nát chỉ cho bà chỗ ngủ khô ráo vào mùa khô, còn vào mùa mưa, nước dột khiến bà phải ngồi trùm áo mưa đến khi trời hết mưa. Bà chỉ có mong ước giản dị là có chút tiền mua vài tấm tôn lành lặn che chỗ ở để trời mưa không ướt chỗ ngủ.

Hoàn cảnh neo đơn đáng thương của bà Vương Thị Viêng rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ “Tấm lòng vàng”, Báo Đắk Lắk, số 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột.

Minh Nhật


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.