Multimedia Đọc Báo in

Ba cháu bé mồ côi cần được giúp đỡ

08:45, 26/01/2016

Năm 2003, anh Y Thim Êban (buôn Knia1, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) qua đời vì bệnh ung thư, để lại người vợ và 3 đứa con gái thơ dại “trứng gà, trứng vịt” mới chừng 2-3 tuổi.

Ba chị em H’Qin, H’Khôn và H’Môn.
Ba chị em H’Qin, H’Khôn và H’Môn.

Tài sản trong nhà bán hết để chữa bệnh cho cha, chỉ một thời gian ngắn sau đó, người mẹ cũng bỏ đi lấy chồng, 3 bé gái H’Quin Kbuôr, H’Khôn Kbuôr và H’Môn Kbuôr được đưa về sống với bà ngoại nuôi. Hoàn cảnh của bà ngoại cũng rất khó khăn, 3 bà cháu phải sống trong ngôi nhà nhỏ cũ kỹ dột nát, bà tuy già yếu vẫn phải đi làm thuê, mót từng hạt lúa, hạt đỗ để bán lấy tiền mua gạo nuôi cháu. Biết phận mình côi cút nên 3 chị em tự kiếm việc làm từ lúc 10 tuổi. Nửa ngày đi học, nửa ngày còn lại 3 chị em H’Quin, H’Khôn, H’Môn đi chăn bò thuê với 5.000 đồng/công. Thức ăn hằng ngày của 3 bà cháu chẳng có gì ngoài nước mắm và rau. Chỗ ngủ của 3 chị em chỉ là chiếc chiếu trải xuống nền nhà, đó đồng thời cũng là “góc học tập” của các em. Dù cuộc sống vô vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng 3 chị em vẫn động viên nhau đi học. Hiện nay, H’Quin đang học lớp 7, còn H’Khôn và H’Môn học lớp 6 Trường THCS Trần Quang Diệu. Ước mơ của các em là tiếp tục được đi học, lớn lên có việc làm ổn định để phụ giúp bà.

Tuy nhiên, do quá khó khăn nên cô chị cả H’Quin có nguy cơ phải nghỉ học kiếm việc làm phụ bà nuôi em. Hoàn cảnh đáng thương của 3 chị em côi cút này rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm để giúp các em vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ “Tấm lòng vàng”, Báo Đắk Lắk, 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột.

 Minh Nhật

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.