Multimedia Đọc Báo in

Một gia cảnh khó khăn đang rất cần sự giúp đỡ

15:08, 06/02/2017

Gia đình bà Hoàng Thị Hòa (SN 1966) ở thôn 11, xã Phú Xuân (huyện Krông Năng) có hoàn cảnh hết sức khó khăn đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Tài sản của gia đình bà Hòa không còn lại gì ngoài căn nhà gỗ đang xuống cấp.
Tài sản của gia đình bà Hòa không còn lại gì ngoài căn nhà gỗ đang xuống cấp.

 Vợ chồng bà Hòa có 3 người con trai, nhà chỉ có 6 sào đất sản xuất nhưng năm 2003, chồng bà là ông Hoàng Bá Song bị mắc bệnh hiểm nghèo, bao nhiêu đất đai, tài sản trong nhà đều bán hết để chữa trị cho ông. Năm 2006, ông Song ra đi để lại cho người vợ căn nhà trống rỗng, xiêu vẹo và 3 đứa con thơ. Phải chật vật lắm bà Hòa mới có thể làm lụng để nuôi sống gia đình. Năm 2015, tai họa lại ập đến với gia đình bà khi người con trai út là Hoàng Quyết Chiến bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não. Dù may mắn thoát chết nhưng Chiến liên tục lên cơn động kinh, phải uống thuốc hằng tháng. Nỗi bất hạnh của gia đình bà Hòa chưa dừng lại ở đó khi mới đây tháng 12-2016, người con trai thứ 2 của bà là Hoàng Hải Quân bị té từ trên cao xuống gãy cổ, tê liệt toàn thân, đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Trong gia đình chỉ còn người anh trai cả đã lập gia đình hiện đang ở xa và hoàn cảnh cũng hết sức khó khăn. Hiện tại mọi gánh nặng đều đè lên vai người mẹ già đã không còn khả năng xoay xở khi tài sản trong nhà không còn gì. Bà Hòa đang phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn lo viện phí, thuốc thang cho 2 người con.

Hoàn cảnh gia đình bà Hòa hiện đang rất cần sự giúp đỡ, chia sẻ của những tổ chức và cá nhân có tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: bà Hoàng Thị Hòa, thôn 11, xã Phú Xuân (huyện Krông Năng) hoặc Quỹ Tấm lòng vàng Báo Đắk Lắk, địa chỉ 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.