Multimedia Đọc Báo in

Hoàn cảnh đáng thương của hai cháu bé mồ côi mẹ

22:13, 10/07/2017

Mẹ qua đời vì bệnh ung thư gan, hai chị em H’Nhul  Knul và Y Niên Knul (buôn Tul B, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) đều thất học vì hoàn cảnh quá khó khăn.

H’Nhul Knul và Y Niên Knul là con của anh Y Lợi Hra và chị H’Năy Knul. Hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn, đến cuối năm 2014, chị H’Năy phát hiện mắc bệnh ung thư gan. Dù được chỉ định điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng chị H’Năy không có tiền nhập viện chữa trị, đành ở nhà uống thuốc giảm đau. Mọi chi phí sinh hoạt, thuốc thang đều trông vào tiền làm thuê 120.000 đồng/ngày của anh Y Lợi. Cả nhà bữa no, bữa đói, thức ăn hằng ngày chủ yếu là lá sắn nấu với cà đắng. Cô con gái lớn H’Nhul phải nghỉ học ở nhà chăm mẹ.

Hai chị em H'Nhul và Y Niên trong căn nhà xập xệ.
Hai chị em H'Nhul và Y Niên trong căn nhà xập xệ.

Chống chọi với căn bệnh được hơn 1 năm thì chị H’Năy qua đời vào đầu năm 2016, để lại cho chồng hai đứa con thơ và túp lều dột nát cất nhờ trên nền đất của anh em trong buôn. Ngôi nhà không có bàn ghế, không có giường; cả 3 cha con phải nằm ngủ dưới đất. Hằng ngày anh Y Lợi dầm mưa dãi nắng đi làm thuê khắp nơi để nuôi các con. Hiện nay, cháu H’Nhul muốn đi học lại nhưng vẫn không có điều kiện đến trường; cậu em Y Niên thì năm nay đã gần 9 tuổi nhưng chưa một lần được đến lớp.

Hoàn cảnh đáng thương của hai cháu bé mồ côi mẹ rất cần sự chung tay góp sức của những tấm lòng nhân ái để các cháu được đi học. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: anh Y Lợi Hră (buôn Tul B, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn); điện thoại: 086.8400.847.

                                                                                                    Minh Nhật

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.