Multimedia Đọc Báo in

Một hội viên phụ nữ tham gia tích cực phong trào kết nghĩa

09:21, 26/10/2010

Ở thị trấn Krông Năng (huyện Krông Năng), gia đình chị Nguyễn Thị Xuân là một trong những hộ tiên phong thực hiện phong trào kết nghĩa giữa gia đình người Kinh với gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.

Là hội viên chi hội 3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Krông Năng, thực hiện chủ trương kết nghĩa của Đảng và Nhà nước, chị Xuân đã tích cực vận động các thành viên trong gia đình hưởng ứng làm theo. Gia đình chị Xuân đã kết nghĩa với gia đình Ae Dung Niê ở buôn Weao A. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp do khác biệt về phong tục, tập quán và bất đồng về ngôn ngữ nhưng hai gia đình đã vượt qua để xây dựng mối quan hệ ngày càng khăng khít. Vợ chồng chị Xuân được gia đình Ae Dung Niê coi như anh chị trong nhà, mọi việc lón nhỏ như cho con cái học hành, chi tiêu, mua sắm… Ae Dung đều tham khảo ý kiến chị Xuân. Hoàn cảnh gia đình Ae Dung khó khăn, hai vợ chồng phải nuôi 8 đứa con, tuy có 2 ha đất và 3 sào lúa nước nhưng do thiếu vốn cũng như kiến thức sản xuất chăn nuôi nên cuộc sống thiếu thốn, việc thiếu ăn là thường xuyên. Trước tình hình trên, chị Xuân đã bàn với chồng cho gia đình Ae Dung vay vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; hướng dẫn Ae Dung bước đầu lấy ngắn nuôi dài trên diện tích đất hiện có của gia đình, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Chị Xuân còn giúp gia đình Ae Dung vay 10 triệu đồng và 100 ngày công để xây nhà. Nhờ vậy, từ chỗ thiếu đói đến nay gia đình Ae Dung đã đủ ăn và lo cho 8 con ăn học, trưởng thành; lại xây được ngôi nhà khang trang để ở, không còn phải lo nơm nớp nhà dột mỗi khi mùa mưa tới.

Nguyễn Thị Ninh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.