Nhọc nhằn nuôi ba người con vào đại học
09:38, 17/10/2010
Cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, người vợ bỏ chồng và ba đứa con đang tuổi ăn học để tìm con đường hạnh phúc của mình. Một mình anh Lê Huy Tương (thôn Quỳnh Ngọc, xã Ea Na, huyện Krông Ana) phải vừa làm cha, vừa làm mẹ để nuôi dạy các con khôn lớn, lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà xây trống trơn, mắt anh đỏ hoe: “Vợ tôi bỏ đi khi các con đứa đang học lớp 5, đứa lớp 7 và lớp 9; đến nay cũng đã gần 10 năm. Tôi chỉ thương con mình còn nhỏ mà phải thiếu vắng sự chăm sóc của người mẹ, nhất là đứa con gái út”.
Từ ngày vợ bỏ đi, cuộc sống chật vật, 6 sào rẫy không đủ nước tưới nên anh Tương quyết định bán đi để lấy tiền nuôi các con ăn học. Cũng từ đó, anh bắt đầu rong ruổi với nghề xe ôm, trời chưa sáng anh đã đi đến tối mịt mới về nhà, ba đứa con cũng đã đến tuổi để có thể tự lo cơm nước cho bản thân nên anh phần nào cũng yên tâm. Những bữa cơm hằng ngày chỉ có ba đứa trẻ trong ngôi nhà trống trơn khiến anh không khỏi chạnh lòng. Khi buồn, anh cũng chỉ lấy niềm vui nuôi các con ăn học thành tài để an ủi, chứ anh không nghĩ là mình sẽ đi thêm bước nữa, chỉ sợ khổ cho con. Dù thiếu thốn vật chất và tình mẹ, nhưng tình yêu thương vô bờ bến của người cha đã giúp các con anh cố gắng vượt qua hoàn cảnh để sống tốt. Cả ba người con của anh đều là những học sinh giỏi, hiếu thảo với cha; đến nay tất cả đều đang ngồi trên ghế giảng đường. Lê Huy Truyền con trai đầu học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm thứ 4; Lê Huy Hiền sinh viên năm thứ 2 Trường Sĩ quan Lục quân II và con gái út là Lê Thị Thu Thảo đang học Báo chí năm thứ nhất ở Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Anh nhớ lại, khi đứa thứ 2 thi đại học, tôi khuyên con thi vào Trường Sĩ quan Lục quân, nhưng nó lại sợ chuyện của mẹ sẽ ảnh hưởng đến việc thi cử. Dần dần khi nghe tôi giải thích là chuyện này không liên quan đến lý lịch nhà mình nên nó cũng hiểu và đã thi đỗ vào trường với số điểm cao”.
Gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền càng đè lên đôi vai anh Tương, khi mà chi phí học tập của các con một mình anh phải tự lo lấy với cái nghề chạy xe ôm. Cũng từ khi các con đi học xa nhà, những bữa cơm cũng thưa vắng dần, bởi với cái nghề rong ruổi trên đường của anh thì chẳng mấy khi ở nhà để nấu ăn. Những chuyến xe giờ cũng “nặng” hơn để kiếm đủ tiền gửi cho các con, có nhiều hôm anh phải chở khách đi đến nửa đêm mới về nhà. Dù phải chịu nhiều vất vả, nhưng nhìn ba đứa con đang trưởng thành thì sự nhọc nhằn trong anh cũng phần nào vơi đi và anh nghĩ về một tương lai tươi đẹp hơn của các con.
Từ ngày vợ bỏ đi, cuộc sống chật vật, 6 sào rẫy không đủ nước tưới nên anh Tương quyết định bán đi để lấy tiền nuôi các con ăn học. Cũng từ đó, anh bắt đầu rong ruổi với nghề xe ôm, trời chưa sáng anh đã đi đến tối mịt mới về nhà, ba đứa con cũng đã đến tuổi để có thể tự lo cơm nước cho bản thân nên anh phần nào cũng yên tâm. Những bữa cơm hằng ngày chỉ có ba đứa trẻ trong ngôi nhà trống trơn khiến anh không khỏi chạnh lòng. Khi buồn, anh cũng chỉ lấy niềm vui nuôi các con ăn học thành tài để an ủi, chứ anh không nghĩ là mình sẽ đi thêm bước nữa, chỉ sợ khổ cho con. Dù thiếu thốn vật chất và tình mẹ, nhưng tình yêu thương vô bờ bến của người cha đã giúp các con anh cố gắng vượt qua hoàn cảnh để sống tốt. Cả ba người con của anh đều là những học sinh giỏi, hiếu thảo với cha; đến nay tất cả đều đang ngồi trên ghế giảng đường. Lê Huy Truyền con trai đầu học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm thứ 4; Lê Huy Hiền sinh viên năm thứ 2 Trường Sĩ quan Lục quân II và con gái út là Lê Thị Thu Thảo đang học Báo chí năm thứ nhất ở Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Anh nhớ lại, khi đứa thứ 2 thi đại học, tôi khuyên con thi vào Trường Sĩ quan Lục quân, nhưng nó lại sợ chuyện của mẹ sẽ ảnh hưởng đến việc thi cử. Dần dần khi nghe tôi giải thích là chuyện này không liên quan đến lý lịch nhà mình nên nó cũng hiểu và đã thi đỗ vào trường với số điểm cao”.
Anh Tương (bên phải) chia sẻ hoàn cảnh gia đình với các thành viên trong ban vận động khuyến học của Hội Người cao tuổi Ea Na. |
Hồng Thúy
Ý kiến bạn đọc