Multimedia Đọc Báo in

Vang “máy xát” làm kinh tế giỏi

16:09, 20/03/2011

Người dân thôn 20, xã Ea M’droh (Cư M’gar) thường gọi ông Nguyễn Văn Vang bằng một cái tên thân mật và gần gũi là Vang “máy xát”, bởi nhờ có cái máy xát mà ông đã gây dựng lên một cơ ngơi khang trang đáng mơ ước. Ông Vang là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi điển hình ở địa phương.

Năm 1997, từ quê hương Vĩnh Phúc, gia đình ông Nguyễn Văn Vang đến định cư tại xã Ea M’droh (Cư M’gar). Với số vốn vài triệu đồng, ông đã mua gần 5 sào đất trồng hoa màu, trong đó một phần đất dành để dựng ngôi nhà, làm chuồng trại nuôi heo, gà. Những ngày đầu, cuộc sống rất khó khăn, chật vật, thu nhập của cả nhà chỉ trông chờ vào mấy sào hoa màu đất xấu nên dù quanh năm làm việc quần quật, vật lộn với nương rẫy, gia đình ông Vang cũng chỉ đủ ăn, không có dư giả. Năm 2000, ông Vang đã bàn bạc với vợ bán toàn bộ diện tích đất của gia đình để mua 3 sào đất màu mỡ hơn làm nhà và trồng ngô, đậu,.. và mua thêm 2 sào đất ở cách đó không xa để trồng lúa. Cả hai mảnh đất ông mua khá màu mỡ, cây trồng phát triển xanh tốt và cho năng suất cao, thế nhưng mỗi khi muốn xay xát lúa, ông và các hộ dân trong thôn phải đi rất xa, nhiều khi phải đi sang xã khác. Ông nảy ý định mua máy xát về làm dịch vụ xay xát ở địa phương. Do trong xã ít cơ sở xay xát, ông Vang lại lấy giá cả phải chăng nên khách đến xay xát ngày càng nhiều, công việc cứ ngày một tiến triển, nhờ vậy kinh tế gia đình ông đã dần được cải thiện, có của ăn của để.

Anh Vang đang thu hoạch mía.
Anh Vang đang thu hoạch mía.

Không dừng lại ở đó, có vốn, ông Vang tiếp tục mua thêm 1 ha đất về trồng tiêu. Những ngày đầu mới đưa cây tiêu vào trồng, do thiếu kinh nghiệm, vốn ít, lại chưa biết kỹ thuật chăm sóc nên vườn tiêu phát triển chậm và cho năng suất thấp. Ông đã tích cực tìm tòi, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước và dần dần rút ra được nhiều kinh nghiệm hữu ích cho bản thân. Nhờ vậy, vườn tiêu của gia đình ông dần dần phát triển tốt và cho năng suất cao, 1,5 tấn/ ha. Chưa bằng lòng với những gì đã có, năm 2003, với số vốn tích góp được trong nhiều năm, ông Vang còn mua thêm đất về trồng cà phê, hoa màu, mía. Cứ như vậy, đến nay gia đình ông đã có 1 cơ ngơi khang trang gồm 4 ha, trong đó có 1 ha cà phê, 1 ha tiêu, 7 sào mía, một ao cá và hơn 1 ha trồng hoa màu, với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Nguyễn Văn Vang còn nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho bà con trong thôn, trong xã . Ngoài ra, ông còn tạo điều kiện cho một số hộ gia đình khó khăn vay vốn để phát triển kinh tế gia đình.

 

Trung Dũng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.