Multimedia Đọc Báo in

Nghị lực vượt khó của một cựu thanh niên xung phong

09:56, 17/10/2011

Năm 1979, anh Nguyễn Văn Thơ đi thanh niên xung phong và bị thương, mất đi một cánh tay. Trở về quê hương Quảng Nam sinh sống, đến năm 1990 gia đình anh quyết định vào huyện Cư M’gar xây dựng kinh tế mới. Với gần 2 sào đất trống, những ngày đầu anh Thơ quyết định trồng cà phê và trồng xen các loại hoa màu như bắp, đậu… Khi mới đưa cây cà phê vào trồng, anh gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, nên diện tích cà phê của gia đình anh phát triển chậm và cho năng suất thấp. Dần dần, nhờ tích cực học hỏi khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của những người đi trước, vườn cà phê gia đình anh phát triển đều, ra trái sai và cho năng suất cao, với khoảng 2 sào cà phê, hằng năm anh thu được gần 9 tạ cà phê, cuộc sống gia đình dần được cải thiện và đã có của ăn của để.

Sau nhiều năm tích góp, khi đã có trên tay một số vốn kha khá, anh Thơ tiếp tục đầu tư mua thêm 5 sào đất đai để mở rộng diện tích kinh doanh của gia đình, nâng tổng diện tích đất hiện có lên 7 sào đất canh tác. Mặc dù diện tích không nhiều nhưng do biết cách canh tác hợp lý và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng thu hoạch hằng năm của gia đình anh Thơ khá cao. Chỉ với khoảng 7 sào cà phê, 120 trụ tiêu, 50 cây sầu riêng đang chuẩn bị cho thu hoạch, hằng năm gia đình anh có thu nhập gần 100 triệu đồng sau khi đã trừ hết chi phí. Nhờ làm ăn khấm khá, cuộc sống gia đình anh giờ đã khá ổn định, anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang trị giá trên 200 triệu đồng và mua sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền, các con anh có điều kiện học hành,…

Trung Dũng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.